1.Tại sao sau khi bị hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại. 2.Tại sao sau khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại.

1.Tại sao sau khi bị hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại.
2.Tại sao sau khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại.
3.Chọn từ thích hợp: nóng lên, lạnh đi, tăng, giảm để điền vào chỗ trống của các câu sau:
a) Thể tích quả cầu (1)… khi quả cầu nóng lên.
b) Thể tích của quả cầu giảm khi quả cầu (2)… đi.
4.Từ bảng dưới đây có thể rút ra nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau:
Nhôm 0,12cm
Đồng 0,086cm
Sắt 0,060cm
5.Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt, gọi là cái khâu. Dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?
Không chép mạng 1 CÂU 10 ĐIỂM

0 bình luận về “1.Tại sao sau khi bị hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại. 2.Tại sao sau khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại.”

  1. Đáp án:

    1.

    Khi hơ nóng quả cầu nở ra, thể tích của nó tăng lên, quả cầu không lọt qua vòng kim loại.

    2.

    Khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu nguội đi nên co lại (thể tích giảm) nên quả cầu nhỏ hơn lúc hơ nóng, do đó nó lọt qua đươc vòng kim loại.

    3.

    a) Thể tích quả cầu (1) tăng khi quả cầu nóng lên.

    b) Thể tích của quả cầu giảm khi quả cầu (2) lạnh đi.

    4.

    Các chất rắn khác nhau, nở (co lại) vì nhiệt khác nhau (nhôm nở nhiều nhất đến đồng sau đó là sắt).

    5.

    Khi lắp khâu sắt vào cán dao, liềm bằng gỗ, người thợ rèn phải nung nóng khâu để khâu nở rộng ra dễ tra vào cán, khi nguội đi khâu co lại bám chặt vào cán dao làm cho dao, liềm được gắn chặt vào cán hơn.

    không chép mạng

    5* ctlhn

    Bình luận

Viết một bình luận