1.Thế nào là hai lực cân bằng? 2. Nêu ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực bằng nhau và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của 2 lực đó

1.Thế nào là hai lực cân bằng?
2. Nêu ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực bằng nhau và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của 2 lực đó.
3.Nêu kết quả tác dụng của lực?
4.Nêu 1 ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng.
5.Nêu 1 ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động.( nhanh dần, chậm dần, đổi hướng)
6.Điền:
a) Quả cân nặng 200g thì có trọng lượng là….
b) Quả cân nặng 2kg thì có trọng lượng là……
c) Bạn Vinh nặng 48kg thì có trọng lượng là…
d) Túi gạo nặng…. thì có trọng lượng là 50 N.
e) Túi đường nặng … thì có trọng lượng là 5 N.
f) Cây viết nặng … thì có trọng lượng là 0,6 N.
g) Xe tải có khối lượng 5 tấn thì có trọng lượng là…
j) Cái ghế có khối lượng … thì có trọng lượng là 65 N.
k) Bạn Minh có khối lượng 35kg thì khi ở mặt đất bạn ấy bị Trái Đất hút với một lực có cường độ là…
y) Chiếc xe gắn máy có khối lượng … thì khi ở mặt đất chiếc xe máy ấy bị Trái Đất hút với một lực có cường độ là 999 N.
7. Cho một bình chia độ, một quả trứng(không bỏ lọt vào bình chia độ) một cái bát, một cái đĩa nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng.
8. Hãy mô tả một hiện tượng trong thực tế trong đó có hai lực cân bằng.

0 bình luận về “1.Thế nào là hai lực cân bằng? 2. Nêu ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực bằng nhau và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của 2 lực đó”

  1. 7 :- Đặt bát vào trên đĩa, đổ đầy nước vào bát. Thả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa; đổ nước ở đĩa vào bình chia độ và đo thể tích nước này chính là thể tích quả trứng.

    8 :

    +vd 1 : Quyển sách đặt trên mặt bàn chịu td của 2 lực cân bằng : trọng lực và lực nâng của mặt bàn theo phương thẳng đứng

    +vd2 : người mạnh ngang nhau đứng ngược chiều nhau kéo 1cái bàn thì sẽ tác dụng lên bàn hai lực cân bằng

    Bình luận
  2. Đáp án:

    Em Tham khảo nha !!!

    Giải thích các bước giải:

    1) Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau., có cùng phương(nằm trên một đường thẳng)nhưng ngược chiều tác dụng vào cùng một vật.

    2) Ví dụ: Cuốn sách nằm trên bàn

    Trọng lực: phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống

    Lực nâng của bàn: phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên

    Cuốn sách nằm yên vì nó chịu tác dụng của 2 lực cân bằng ( 2 lực mạnh như nhau)

    3) Lực tác dụng lên một vật có thể làm nó biến đổi chuyển động hoặc biến dạng. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.

    4) VD : Dùng tay nén hai đầu lò xo lại, ta thấy cả lò xo và tay đều biến dạng .

    5) ) Dùng chân đá trái banh. Lực của chân ta đã làm trái banh đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động.

    +) Khi chơi bắn bi, viên bi đang nằm yên trên mặt đất thì chịu tác dụng lực của tay ta làm nó biến đổi chuyển động.

    +) Khi đóng đinh vào tường, búa tác dụng vào đinh làm đinh đang đứng yên chuyển động đập sâu vào tường.

    6) a)…………..là 2N

    b) ……………..là 20N

    c) …….Là 480N

    d) túi gạo nặng 5kg thì có trọng lượng là 50N

    e) túi đường nặng 500g…..

    f) Cây viết nặng 0.06kg……

    j) cái ghế có khối lượng 6.5kg

    k) ……..là 350N

    y) ………..là 99.9kg………….

    Câu 7

    Đặt bát vào trên đĩa, đổ đầy nước vào bát. Thả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa; đổ nước ở đĩa vào bình chia độ và đo thể tích nước này chính là thể tích quả trứng.

    Câu 8) Ví dụ hai lực cân bằng: Hai đội chơi kéo co, cùng kéo một sợi dây mà sợi dây vẫn đứng yên. Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng.

    Bình luận

Viết một bình luận