1. Thế nào là NGHỆ THUẬT TẢ CẢNH NGỤ TÌNH ?
2. Phân tich NGHỆ THUẬT TẢ CẢNH NGỤ TÌNH trong 8 CÂU THƠ CUỐI ( ”Buồn trông cửa bể chiều hôm…….ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”) (”KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH”)
1. Thế nào là NGHỆ THUẬT TẢ CẢNH NGỤ TÌNH ?
2. Phân tich NGHỆ THUẬT TẢ CẢNH NGỤ TÌNH trong 8 CÂU THƠ CUỐI ( ”Buồn trông cửa bể chiều hôm…….ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”) (”KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH”)
1. Nghệ thuật TẢ CẢNH NGỤ TÌNH là: miêu tả thiên nhiên, qua thiên nhiên làm nổi bật lên tâm trạng của con người
Ng Du đã từng viết: Cảnh nào mà chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh cso vui đâu bao giờ
2.
– Cặp lục bát 1: hình ảnh “cửa bể chiều hôm”, “cánh buồm xa xa”: gợi ko gian cửa biển rộng lớn, t/g chiều hôm –> gợi tả nỗi buồn của Kiều khi nghĩ về cha mẹ, những người sinh thành ra mình, nàng cảm thấy xót xa.
Cả ko gian và t/g đều góp phần để diễn tả nỗi buồn, nỗi nhớ nhà, quê hương
– Cặp lục bát 2: hình ảnh “ngọn nước mới sa”, “hoa trôi man mác”: gợi tâm trạng buồn tủi hướng về bản thân mình. Điểm nhìn của nhân vật trữ tình từ ko gian cao, xa và rộng trở nên gần –> gợi tả nỗi mông lung lo lắng của Kiều không biết cuộc đời sẽ trôi đi đâu về đâu. Tâm trạng của Thúy kiều lại trở về với thực tại của đời mình, trở về với nỗi đau hiện thực
Giống như 1 tiếng than , là thái độ tự thương cho chính bản thân mình.
– Cặp lục bát 3: hình ảnh “nội cỏ rầu rầu”, “chân mây mặt đất”: đây ko phải là bức tranh xuân tươi tắn, đẹp đẽ mà là hình ảnh rầu rầu, héo úa, buồn bã. gợi tả sự vô định của Kiều.
+Từ láy rầu rầu gợi cho ta sự tàn úa đến thảm thương, màu xanh tàn úa, héo hắt.
+ Màu xanh của chân mây mặt đất: mở ra 1 ko gian mênh mông, hạnh phúc
–> Người trong cảnh thêm cô đơn, nhỏ bé
Ng Du mượn cảnh để nói tình. Mượn ko gian để hướng đến 1 tương lai mờ mịt, ko xác định
– Cặp lục bát 4: hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh”, “tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: câu thơ vừa cso hình ảnh vừa có âm thanh. Màu sắc của âm thanh như tối dần lại cùng chuyển động của t/g. Âm thanh mỗi lúc trở nên dữ dội và mạnh mẽ hơn –> sự sợ hãi, hoảng hốt của Kiều. Sự lênh đênh trên chặng đường đời nhiều sóng gió trước mặt Kiều, cũng là những phong ba, gập ghềnh mà Kiều sẽ phải đi qua.
Tất cả như dự báo trước cho 1 tương lai đầy sóng gió, dữ dội
=> Điệp từ “buồn trông” được nhắc đi nhắc lại trong khổ thơ. Nó như tâm trạng của Kiều lúc này, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.