1) Tìm số tự nhiên n biết : 1 + 2 + 3 + 4 + … + n = 1275 2) Cho : A = 2 + 2^2 + 2^3 + … + 2^23 + 2^24 . Chứng tỏ rằng A chia hết cho 6 và A chia h

1) Tìm số tự nhiên n biết :
1 + 2 + 3 + 4 + … + n = 1275
2) Cho :
A = 2 + 2^2 + 2^3 + … + 2^23 + 2^24 . Chứng tỏ rằng A chia hết cho 6 và A chia hết cho 7
3) Tìm các số tự nhiên n để 2n + 3 và 4n + 1 là 2 số nguyên tố cùng nhau
4) Tìm số tự nhiên n sao cho 3 nhân (n + 2) chia hết cho n – 2

0 bình luận về “1) Tìm số tự nhiên n biết : 1 + 2 + 3 + 4 + … + n = 1275 2) Cho : A = 2 + 2^2 + 2^3 + … + 2^23 + 2^24 . Chứng tỏ rằng A chia hết cho 6 và A chia h”

  1. Đáp án:

    1) n = 50.

    2) A chia hết cho 6,7

    3) \(n \ne 5k + 1\,\,\left( {k \in N} \right)\)

    4) \(n \in \left\{ {3;4;5;6;8;14} \right\}\).

    Giải thích các bước giải:

    1) \(1 + 2 + 3 + 4 + … + n = 1275\)

    \(\begin{array}{l} \Rightarrow \left( {1 + n} \right).n:2 = 1275\\ \Rightarrow \left( {n + 1} \right).n = 2550\end{array}\)

    Do (n+1) và n là 2 số tự nhiên liên tiếp.

    Mà 2550 = 50.51

    Vậy n = 50.

    2) \(A = 2 + {2^2} + {2^3} + …. + {2^{23}} + {2^{24}}\)

    \(\begin{array}{l}A = 2 + {2^2} + {2^3} + … + {2^{23}} + {2^{24}}\\A = \left( {2 + {2^2}} \right) + \left( {{2^3} + {2^4}} \right) + … + \left( {{2^{23}} + {2^{24}}} \right)\\A = \left( {2 + {2^2}} \right) + 2\left( {2 + {2^2}} \right) + … + {2^{22}}\left( {2 + {2^2}} \right)\\A = 6 + 2.6 + … + {2^{22}}.6\\A = 6\left( {1 + 2 + … + {2^{22}}} \right)\\ \Rightarrow A\,\, \vdots \,\,6\end{array}\)

    \(\begin{array}{l}A = \left( {2 + {2^2} + {2^3}} \right) + \left( {{2^4} + {2^5} + {2^6}} \right) + …. + \left( {{2^{22}} + {2^{23}} + {2^{24}}} \right)\\A = 2\left( {1 + 2 + {2^2}} \right) + {2^4}\left( {1 + 2 + {2^2}} \right) + … + {2^{22}}\left( {1 + 2 + {2^2}} \right)\\A = 2.7 + {2^4}.7 + … + {2^{22}}.7\\A = 7\left( {2 + {2^4} + … + {2^{22}}} \right)\\ \Rightarrow A\,\, \vdots \,\,7\end{array}\)

    3) Gọi \(\left( {2n + 3;4n + 1} \right) = d\)

    \(\begin{array}{l} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}2n + 3\,\, \vdots \,\,d\\4n + 1\,\, \vdots \,\,d\end{array} \right.\\ \Rightarrow 2\left( {2n + 3} \right) – \left( {4n + 1} \right)\,\, \vdots \,\,d\\ \Rightarrow 4n + 6 – 4n – 1\,\, \vdots \,\,d\\ \Rightarrow 5\,\, \vdots \,\,d\\ \Rightarrow d \in \left\{ {1;5} \right\}\end{array}\)

    Để 2n+3 và 4n+1 là 2 STN cùng nhau thì \(d \ne 5\).

    \( \Rightarrow 2n + 3\) không chia hết cho 5.

    \( \Rightarrow 2n – 2\) không chia hết cho 5.

    \( \Rightarrow 2\left( {n – 1} \right)\) không chia hết cho 5

    Mà (2;5) = 1 => n-1 không chia hết cho 5.

    Vậy \(n \ne 5k + 1\,\,\left( {k \in N} \right)\) thì 2n+3 và 4n+1 là 2 STN cùng nhau.

    4) Ta có:

    \(\begin{array}{l}3\left( {n + 2} \right)\,\, \vdots \,\,n – 2\\ \Rightarrow 3\left( {n + 2} \right) – 3\left( {n – 2} \right)\,\, \vdots \,\,n – 2\\ \Rightarrow 3n + 6 – 3n + 6\,\, \vdots \,\,n – 2\\ \Rightarrow 12\,\, \vdots \,\,n – 2\\ \Rightarrow n – 2 \in U\left( {12} \right) = \left\{ {1;2;3;4;6;12} \right\}\\ \Rightarrow n \in \left\{ {3;4;5;6;8;14} \right\}\end{array}\)

    Vậy \(n \in \left\{ {3;4;5;6;8;14} \right\}\).

    Bình luận

Viết một bình luận