1. Tình hình số lượng các loài chim ở địa phương em hiện nay như thế nào? 2. Em hãy đề ra các biện pháp bảo vệ các loài chim hiện có ở địa phương em

1. Tình hình số lượng các loài chim ở địa phương em hiện nay như thế nào?
2. Em hãy đề ra các biện pháp bảo vệ các loài chim hiện có ở địa phương em.

0 bình luận về “1. Tình hình số lượng các loài chim ở địa phương em hiện nay như thế nào? 2. Em hãy đề ra các biện pháp bảo vệ các loài chim hiện có ở địa phương em”

  1. Đáp án:

      câu 1

    tình hình chim  ở địa phương em đang sụt giảm nghiêm trọng

     câu 2

    : Trước đây, trên những cánh đồng ở xã Nam Dong và xã Ðác Drông (Cư Jút, Ðác Nông), cứ vào mùa thu hoạch là hàng bầy chim, cò đông đúc rủ nhau về ăn, sau đó nhiều con làm tổ sinh sản trên những đám rạ, cành cây. Thế nhưng vài ba năm trở lại đây, chim cò ngày một vắng bóng vì nạn săn bắn. Thỉnh thoảng có vài ba chiếc xe máy ở thị trấn Ea Tlinh chạy vào và họ bắn khá giỏi, chỉ vài giờ là mỗi xe có một xụi chim đem đi.

    Dân trong khu vực thì săn bắt bằng dàn thun, nỏ cùng các loại bẫy dây, bẫy sập… Mỗi cái bẫy như một cái chài khổng lồ, giật một cái là bắt gọn hàng chục, thậm chí hàng trăm con chim lớn nhỏ các loại rồi bỏ vào lồng gánh đi, bán cho các nhà hàng khá đắt. Phần lớn các loài chim muông đều giúp ích cho con người, nhất là nhà nông. Các nhà khoa học ví chúng như một nhân tố tích cực trong việc làm sạch môi trường. Một con chim sâu mỗi ngày cần bắt từ 30 đến 50 con sâu, bọ mới đủ no, mỗi con chim sẻ ăn mỗi ngày đến hàng vạn hột cỏ…

    Thử tưởng tượng nếu như không có chim thì số lượng sâu và cỏ sẽ sinh sản theo cấp số nhân mỗi ngày thì liệu có rau màu nào sống được? Vì lẽ đó mà mọi chỗ, mọi nơi, mọi người cần có ý thức bảo vệ chim chóc. Các cấp có thẩm quyền cần có biện pháp ngăn chặn mọi hành vi săn bắt chim muông.

    : Theo Ban quản lý khu di tích Xẻo Quít (Cao Lãnh, Ðồng Tháp), gần đây đàn chim cò với số lượng hàng chục nghìn con bay về rừng tràm, rừng tre của khu di tích trú ngụ. Về nhiều nhất là cò trắng và cồng cộc. Ngoài ra, còn nhiều loài khác như gà nước, vịt trời, le le…

    Trước đây, đàn chim cò có về đây rất ít, chỉ với vài nghìn con, nhưng nay đàn chim cò bay về đây trú ngụ rất nhiều vì môi trường sống được cải thiện. Xẻo Quít – khu di tích quốc gia, có hàng nghìn bụi trâm bầu, tre gai và 20 ha tràm cổ thụ, là chỗ ở lý tưởng cho đàn chim cò. Vào khoảng từ 17 đến 19 giờ chiều, đàn chim cò bay lượn dày đặc cả khu vực bìa rừng của khu Xẻo Quít và từ 5 đến 8 giờ sáng, chúng lại đi các nơi kiếm ăn. Ban Quản lý khu di tích  đã có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, tạo môi trường thuận lợi để chim cò về làm tổ và cấm tuyệt đối không cho săn bắn.

    Hơn 20 năm qua, ông Nguyễn Xuân Thân ở phố Quang Trung (TP Hải Dương) có mặt ở nhiều địa phương trong cả nước, góp phần vào việc nghiên cứu đặc tính sinh học, mùa di trú của nhiều loài chim. Ðặc biệt, ông Thân dành nhiều công sức và cả kinh phí cá nhân cho công trình khoa học về đề tài chim rẽ giun, với hơn một nghìn tiêu bản chim cùng những thông tin rất cụ thể, chính xác được ghi trong nhật ký.

    Ông Thân là người Việt Nam đầu tiên được công nhận là hội viên chính thức của Hội quốc tế Những người nghiên cứu chim rẽ giun. Ðược sự giúp đỡ của Viện Sinh thái Việt Nam cùng các nhà khoa học trong nước và quốc tế, ông Thân đã phát hiện thêm một số loại chim rẽ giun mới xuất hiện ở Việt Nam, và có những nhận xét, đề xuất tích cực về việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ðề tài nghiên cứu của ông đã được các nhà khoa học đánh giá cao. Những việc làm đó thật đáng hoan nghênh.

    Bình luận
  2.  Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:Câu 1 Đang bị suy giảm

     Câu 2Điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép. Xóa bỏ nạn tham nhũng, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm.

     Có biện pháp răn đe hiệu quả: Trừng trị thích đáng đối tượng vi phạm vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã nhằm răn đe hiệu quả những đối tượng khác.

    – Nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới mọi hình thức; kể cả việc buôn bán mẫu vật săn bắn. Có như vậy hình ảnh Việt Nam dưới cái nhìn là nước tiêu thụ và trung chuyển trong cuộc khủng hoảng săn trộm tê giác hiện nay sẽ dần dần được xóa bỏ.
    Vote 5 sao hộ
    Chúc bạn học tốt

     

    Bình luận

Viết một bình luận