1/Tở chức nhà nước thời Văn Lang 2/Xã hội Văn Lang gồm những tầng lớp nào? 3/Âu Lạc có sự thay đổi ntn? 4/Thế nào thị tộc mẫu hệ? thế nào là thị tộc p

1/Tở chức nhà nước thời Văn Lang
2/Xã hội Văn Lang gồm những tầng lớp nào?
3/Âu Lạc có sự thay đổi ntn?
4/Thế nào thị tộc mẫu hệ? thế nào là thị tộc phụ hệ?
5/chình bày những nét chính về đời sông vật chất của cư dân Văn Lang

0 bình luận về “1/Tở chức nhà nước thời Văn Lang 2/Xã hội Văn Lang gồm những tầng lớp nào? 3/Âu Lạc có sự thay đổi ntn? 4/Thế nào thị tộc mẫu hệ? thế nào là thị tộc p”

  1. 1. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – bồ chính

    2. Xã hội Văn Lang có các tầng lớp:

    – Đứng đầu nhà nước có vua. gọi là Hùng Vương. Giúp vua Hùng cai quản đất nước có các lạc hầu, lạc tướng. Vua, lạc hầu, lạc tướng thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội. Dân thường thì được gọi là lạc dân. Tầng lớp thấp kém, nghèo hèn nhất là nô tì.

    4. + Chế độ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền là một hình thái tổ chức xã hội trong đó người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái.

    + Chế độ phụ hệ là chế độ mà người cha làm chủ trong gia đình và có vị trí trong xã hội, con cái phải theo họ cha.

    5. – Ở: nhà sàn mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

    – Ăn: thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị; biết dùng mâm, bát, muôi.

    – Mặc: nam đóng khố, mình trần; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.

    – Việc đi lại: Đi lại bằng thuyền

    Bình luận
  2. Câu 1 :

    – Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ).

    – Vua giữ mọi quyền hành trong nước, các bộ đều thần thuộc. Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương.

    – Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.

    => Tổ chức còn đơn giản, sơ khai.

    – Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, các vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.

    Câu 2 : 

    Xã hội Văn Lang có các tầng lớp:

    – Đứng đầu nhà nước có vua. gọi là Hùng Vương. Giúp vua Hùng cai quản đất nước có các lạc hầu, lạc tướng. Vua, lạc hầu, lạc tướng thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội. Dân thường thì được gọi là lạc dân. Tầng lớp thấp kém, nghèo hèn nhất là nô tì.

    Câu 3 :

    Trong nông nghiệp, lưỡi cày đồng đã được cải tiến và dùng phổ biến hơn. Lúa gạo, khoai, đậu, củ, rau… làm ra ngày một nhiều. Chăn nuôi, đánh cá, săn bắn đều phát triển.

    Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt, làm đồ trang sức đều tiến bộ. Các ngành luyện kim và xây dựng đặc biệt phát triển. Việc chế tác công cụ sản xuất bằng đồng và sắt đã đạt đến trình độ kĩ thuật cao. Giáo, mác, mũi tên đồng, rìu đồng, cuốc sắt, rìu sắt được sản xuất ngày càng nhiều.

    Đặc biệt về xây dựng có thể kể đến công trình thành Cổ Loa. Sau cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê một khu thành đất rộng hơn nghìn trượng, có ba vòng khép kín với chu vi khoảng 16.000 m như hình trôn ốc, sau này gọi là Loa thành hay thành Cổ Loa. Các vòng thành đều có hào bao quanh và thông nhau. Bên trong thành Nội là nơi ở, làm việc của An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng.

    Ở vào thời điểm cách đây hơn 2.000 năm, khi mà trình độ kĩ thuật chung còn rất thấp kém thì công trình thành Cổ Loa là một biểu tượng rất đáng tự hào của nền văn minh Việt cổ.

    Câu 4 :

    -Chế độ thị tộc mẫu hệ là chế độ của những người cùng huyết thống sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi lên làm chủ.

    -Chế độ thị tộc phụ hệ là chế độ người nam làm chủ gia đình,chủ động đi hỏi vợ và gánh vác chính yếu kế sinh thai.Người vợ thường chỉ lo việc bếp,nhà.Hiện nay chế độ này đã có trên toàn nước.

    Câu 5 :

    * Đời sống vật chất:

    – Ở: nhà sàn mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

    – Ăn: thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị; biết dùng mâm, bát, muôi.

    – Mặc: nam đóng khố, mình trần; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.

    – Việc đi lại: Đi lại bằng thuyền

    Bình luận

Viết một bình luận