1)Trình bày đặc điểm của điều kiện tự nhiên Liên Bang Nga và ý nghĩa của điều kiện tự nhiên Liên Bang Nga đối với sự phát triển kinh tế – xã hội
2)Chứng minh Nhật Bản là nước có dân số đông và cơ cấu dân số già.
3)Phân tích ảnh hưởng của già hoá dân số đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Nhật Bản
4)Điều kiện tự nhiên Nhật Bản, nêu khó khăn về tự nhiên của Nhật Bản.
5)Đặc điểm nên nông nghiệp Hoa Kì, liên hệ thực tế với Việt Nam.
6)Phân tích quy mô kinh tế Hoa Kì.
7)Một số vấn đề cấp bách mà nước Mỹ phải đối mặt.
Có ai biết làm mấy câu này ko giúp mình với
Câu 3
“Tăng trưởng kinh tế” và “Chế độ phúc lợi xã hội” đang trở thành 2 vấn đề lớn gây ra bởi hiện tượng già hóa.
Tăng trưởng kinh tế bị chi phối bởi lực lượng lao động, song nguồn dân số này lại đang giảm thiểu nhanh chóng do sự gia tăng của già hóa và giảm tỉ lệ sinh.
Các chế độ phúc lợi xã hội như tiền lương hưu hay điều dưỡng cũng chịu sự tác động của lực lượng lao động. Dân số lao động giảm, số lượng người già tăng, kết quả là tỉ lệ phần trăm số người lao động trong tổng dân số giảm.
Ngoài ra, lực lượng lao động giảm cũng khiến thị trường nội địa bị thu hẹp, sức hấp dẫn đầu tư giảm. Tiềm năng tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực, tiêu biểu là kinh tế cũng giảm sút theo.
Một ảnh hưởng khác tới chế độ phúc lợi xã hội, là sự gia tăng gánh nặng lên mỗi cá nhân do dân số già hóa. Số người chăm sóc cho một người cao tuổi là 11.2 người vào năm 1960, 7.4 người năm 1980, và giảm còn 2.4 người năm 2004.
Nếu tình trạng này cứ tiếp tục diễn biến, đến năm 2060, sẽ chỉ còn khoảng 1 người để hỗ trợ cho mỗi người cao tuổi. Sự cân bằng giữa sự gánh nặng và trợ cấp trong phúc lợi xã hội (tiêu biểu là chi phí y tế, phí điều dưỡng) sẽ sụp đổ.
Hiện tượng già hóa dân số gia tăng phát sinh các vấn đề lớn về tăng trưởng kinh tế và chế độ phúc lợi xã hội.
Do già hóa dân số và giảm tỉ lệ sinh, lực lượng lao động giảm, dẫn tới sự trì trệ của tăng trưởng kinh tế.
Số người cao tuổi tăng cao sẽ dẫn tới sự sụp độ trong những phúc lợi xã hội liên quan tới y tế và điều dưỡng.