1.trình bày đặc điểm và giới hạn của đới ôn hòa 2 . thời tiết khác khí hạu ntn 3. trình bày giới hạn và đặc điểm của đới nóng 4 vì sao không khí có đ

1.trình bày đặc điểm và giới hạn của đới ôn hòa
2 . thời tiết khác khí hạu ntn
3. trình bày giới hạn và đặc điểm của đới nóng
4 vì sao không khí có độ ẩm ? Nếu mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm
5 . trình bày các hình thức vận dộng của biển và đại dương ?
6 . nêu đặc điểm và nguyên nhân và cách vận động của biển và đại dương

0 bình luận về “1.trình bày đặc điểm và giới hạn của đới ôn hòa 2 . thời tiết khác khí hạu ntn 3. trình bày giới hạn và đặc điểm của đới nóng 4 vì sao không khí có đ”

  1. 1.

    – giới hạn:từ chí tuyến tới vòng cực nam, vòng cực bắc

    – đặc điểm: nhiệt độ trung bình 10-15 độ, gió tây ôn đới, lượng mưa 500mm-1000mm

    2.

    thời tiết: là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng oqr một địa phương trong một thời gian ngắn

    khí hậu: là sự lập đi lập lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm

    3

    giới hạn: từ chí tuyến bắc đến nam

    đặc điểm: nóng quanh năm, gió tín phong, mưa lớn từ 1000mm-2000mm

    Bình luận
  2. 1. 

    – Có hai đới ôn hòa, khoảng từ chí tuyến Bắc (23°27’B) đến vòng cực Bắc (66°33’B) và từ chí tuyển Nam (23°27’N) đến vòng cực Nam (66°33’N).

    – Đặc điểm khí hậu đới ôn hòa: Lượng nhiệt nhận trung bình, bốn mùa thể hiện rất rõ trong năm.

    + Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Tây ôn đới.

    + Lượng mưa trung bình từ 500mm đến trên 1000mm.

    2. 

    – Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương.

    – Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm.

    3. 

    – Giới hạn: vĩ tuyến 30°B và 30°N (giữa hai chí tuyến).

    – Đặc điểm:

    + Gió thổi chủ yếu: Gió tín phong.

    + Lượng mưa trung bình năm: từ 1000mm đến > 15000mm.

    + Nhiệt độ: Nóng quanh năm

    – Tên các kiểu môi trường của đới nóng: Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc.

    – Đặc điểm của khí hậu nhiệt đớiNóng quanh năm > 20°C).

    – Có một thời kì khô hạn; càng gần chí tuyến càng kéo dài từ 3 – 9 tháng (hoặc mưa tập trung vào một mùa); càng gần chí tuyến mùa mưa càng ngắn dần và lượng mưa từ 500 – 1.500mm.

    4. 

    – Thành phần không khí gồm: 78% Nitơ, 21%Oxi, 1% hơi nước và các khí khác. Do trong không khí có chứa một lượng hơi nước nhất định nên không khí có độ ẩm.

    – Độ ẩm đa phần thường đi kèm với nhiệt độ, nếu nhiệt độ không khí càng thấp, trời trở lạnh kèm theo đó là độ ẩm tăng lên, lượng hơi nước trong không khí có khi đạt tới bão hòa. Ngược lại, nhiệt độ tăng, thời tiết ấm dần lên, độ ẩm trong không khí cũng sẽ giảm xuống mức nhất đinh.

    5 + 6: 

    Có 3 sự vận động chính:

    a. Sóng

    – Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.

    – Nguyên nhân: chủ yếu do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.

    – Tác động: Sóng thần gây ra thiệt hại lớn về người và của.

    b. Thủy triều

      – Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.

     – Nguyên nhân: do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

    – Có 3 loại thủy triều:

    + Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.

     + Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần

     + Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần.

     – Tác động:

    + Giúp phát triển ngành hàng hải, đánh cá và sản xuất muối.

    + Gây ra tình trạng xâm nhập mặn, ngập úng.

    – Việt Nam có đủ cả 3 loại thủy triều trên.

    + Triều cường: Ngày trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đầu tháng)

    + Triều kém: Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng) Ngày trăng lưỡi liềm (cuối tháng)

    c. Các dòng biển

    – Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

    – Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới.

    – Có 2 loại dòng biển: dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

    – Tác động:

    + Ảnh hưởng đến khí hậu và sinh vật.

     + Gây nhiễu loạn thời tiết.

    Bình luận

Viết một bình luận