1. Trình bày hoàn cảnh ra đời của công xã 2. Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học của Công xã Paris 3. Trình bày những nét chính về cuộc đời và hoạt đ

1. Trình bày hoàn cảnh ra đời của công xã
2. Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học của Công xã Paris
3. Trình bày những nét chính về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Lê-nin
4. Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga 1905-1907

0 bình luận về “1. Trình bày hoàn cảnh ra đời của công xã 2. Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học của Công xã Paris 3. Trình bày những nét chính về cuộc đời và hoạt đ”

  1. 1. Hoàn cảnh ra đời của Công xã

    – Năm 1870, chiến tranh Pháp – Phố nổ ra trong điều kiện không có lợi cho Pháp.

    – Ngày 2 – 9 – 1870, Hoàng đế nước Pháp là Na-pô-lê-ông III cùng toàn bộ quân chủ lực gồm 10 vạn người bị quân Phổ bắt làm tù binh tại thành Xơ-đăng (gần biên giới Pháp – Bỉ).

    – Được tin đó, ngày 4 – 9 – 1870, nhân dân Pa-ri, phần lớn là công nhân và tiểu tư sản, đã đứng lên khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III. Đòi thành lập chế độ cộng hòa và bảo vệ “Tổ quốc lâm nguy”. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập mang tên “Chính phủ vệ quốc”.

    – Theo đà chiến thắng, quân Phổ tiến sâu vào đất Pháp và bao vây Pa-ri. Chính phủ tư sản vội vã xin đình chiến. Bất chấp thái độ đầu hàng và hành động đàn áp phong trào đấu tranh của chính phủ tư sản, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

    2.

    Ý nghĩa lịch sử:

    – Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.

    – Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.

    – Là hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.

    3.

    – V.I.Lê-nin (1870 – 1924) là tên bí danh hoạt động cách mạng của Vla-đi-mia I-lich U-li-a-nốp, sinh ngày 22-4-1870 trong một gia đình nhà giáo tiến bộ. Ngay từ thời sinh viên, Lê-nin đã hoạt động cách mạng chống Nga hoàng.

    – Năm 1893, ông đến thủ đô Pê-tec-bua và trở thành người lãnh đạo nhóm Mác xít ở đây (mầm mống đầu tiên của chính đảng vô sản).

    – Sau khi bị bắt và bị đi đày ở Xi-bia, Lê-nin sống ở nước ngoài một thời gian, đến năm 1903 thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga với Cương lĩnh cách mạng.

    4.

    * Đối với nước Nga:

    – Giáng đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản, làm suy yếu chế độ Nga hoàng.

    – Báo trước một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra.

    – Là cuộc tổng diễn tập, tạo nên điểm xuất phát cho cách mạng tháng Mười 1917.

    * Đối với thế giới:

    – Ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở các nước Tây Âu, châu Á, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa thời kì “châu Á thức tỉnh”.

    Bình luận
  2. 1.

    – Ngày 2 – 9 – 1870, Hoàng đế nước Pháp là Na-pô-lê-ông III cùng vs 10 vạn người bị quân Phổ bắt làm tù binh tại thành Xơ-đăng

    – Nhân dân Pa-ri đã đứng lên khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III

    – Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập mang tên Chính phủ vệ quốc

    -> Nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

    => Sự ra đời của công xã

    2.

    Bài học

    – CMVS thực hiện liên minh công nông

    – Kiên cường trấn áp kẻ thù xây dựng nhà nước 

    Ý nghĩa

    – Công xã Pa-ri có ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của GCVS trên thế giới

    – Chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới 

    – Cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn

    – Là hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ

    3.

    – V.I.Lê-nin: Sinh 1870 – 1924 trong một gia đình nhà giáo tiến bộ

    – Từ lsuc còn trẻ ông đã h/động cách mạng chống Nga hoàng

    – Năm 1893, thủ đô Pê-tec-bua là nơi Lê-nin trở thành người lãnh đạo nhóm Mác xít 

    4.

    – Giáng 1 đòn chí tử vào địa chủ và tư sản

    – Làm suy yếu chế độ Nga Hoàng

    – Là bước chuẩn bị cho cuộc CM XHCN sẽ diễn ra vào 1917

    – Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa và phụ thuộc

    Bình luận

Viết một bình luận