1.Trình bày hướng và phạm vi hoạt động của 3 loại gió chính.Từ đó so sánh gió Tín Phong và gió Đông Cực. 2.Trình bày các vận động của biển và đại dươn

By Caroline

1.Trình bày hướng và phạm vi hoạt động của 3 loại gió chính.Từ đó so sánh gió Tín Phong và gió Đông Cực.
2.Trình bày các vận động của biển và đại dương
3.nêu giải pháp bảo vệ các dòng sông
mong mọi người giúp với em cần gấp ạ!

0 bình luận về “1.Trình bày hướng và phạm vi hoạt động của 3 loại gió chính.Từ đó so sánh gió Tín Phong và gió Đông Cực. 2.Trình bày các vận động của biển và đại dươn”

  1. Các loại gió trên Trái Đất là: gió Tín Phong,Tây Ôn Đới,Đông Cực.

    Gió Tín Phong:các đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp xích đạo

    Gió Tây Ôn Đới:các đai áp cao chí tuyến về Xích Đạo.

    Gió Đông Cực:Thổi từ vĩ độ 30 độ Bắc và Nam(cực B-N)về khoảng các vĩ độ 60 độ Bắc và Nam(các đai áp thấp)

    So sánh

    Gió Tín phong:

    – Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm cao áp trên biển Thái Bình Dương thổi về Xích đạo.

    – Hướng gió: Đông Bắc.

    – Thời gian hoạt động: quanh năm

    – Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 60 độ B trở vào.

    Gió mùa mùa đông:

    – Nguồn gốc: khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm cao áp Xibia di chuyển vào nước ta.

    – Hướng gió: Đông Bắc – Tây Nam.

    – Thời gian hoạt động: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

    – Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 60 độ B ra Bắc.

    2. 

    Có 3 sự vận động chính:

    Sóng

                – Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.

                – Nguyên nhân: chủ yếu do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.

                – Tác động: Sóng thần gây ra thiệt hại lớn về người và của.

    Thủy triều

                – Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi ra xa.

                – Nguyên nhân: do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

                – Có 3 loại thủy triều:

                + Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.

                + Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần

                + Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần.

    Các dòng biển

    – Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

                – Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới

                – Có 2 loại dòng biển: dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

    3.

    – Không vứt rác bừa bãi xuống sông.

    – Tiết kiệm lượng nước sử dụng trong sinh hoạt 

    – Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải ở từng nhà nếp cần thiết

    -Các công ty công nghiệp nên đặt máy lọc nước, không được thải ra sông

    -Tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ nguồn nước như giáo dục trẻ em khi còn nhỏ

    Trả lời
  2. Các loại gió trên Trái Đất là: gió Tín Phong,Tây Ôn Đới,Đông Cực.

    Gió Tín Phong:Thổi từ các vĩ độ 30 độ Bắc và Nam(các đau áp cao chí tuyến)về Xích Đạo(đai áp thấp xích đạo)

    Gió Tây Ôn Đới: Thổi từ các vĩ độ 30 độ Bắc và Nam(các đai áp cao chí tuyến) về Xích Đạo.

    Gió Đông Cực:Thổi từ vĩ độ 30 độ Bắc và Nam(cực bắc và cực Nam)về khoảng các vĩ độ 60 độ Bắc và Nam(các đai áp thấp Ôn Đới)

    2. 

    Có 3 sự vận động chính:

    a. Sóng

                – Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.

                – Nguyên nhân: chủ yếu do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.

                – Tác động: Sóng thần gây ra thiệt hại lớn về người và của.

    b. Thủy triều

                – Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.

                – Nguyên nhân: do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

                – Có 3 loại thủy triều:

                + Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.

                + Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần

                + Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần.

                – Tác động:

                + Giúp phát triển ngành hàng hải, đánh cá và sản xuất muối.

                + Gây ra tình trạng xâm nhập mặn, ngập úng.

                – Việt Nam có đủ cả 3 loại thủy triều trên.

                + Triều cường:  Ngày trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đầu tháng)

                + Triều kém:  Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng) Ngày trăng lưỡi liềm (cuối tháng)

    c. Các dòng biển

    – Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

                – Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới

                – Có 2 loại dòng biển: dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

                – Tác động:

                + Ảnh hưởng đến khí hậu và sinh vật.

                + Gây nhiễu loạn thời tiết.

    – Xử lí nước thải một cách hợp lí, xây dựng các máy móc để lọc nước thải.

    – Không vứt rác bừa bãi xuống dòng sông, xác chết động vật và bao bì thuốc trừ sâu xuống sông.

    – Mỗi người phải có ý thức mới có thể làm dòng sông không bị ô nhiễm .

    – Tiết kiệm tối đa lượng nước sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày

    – Thành phố lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

    – Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cộng đồng.

    – Tăng cường tái sử dụng nước trong sản xuất (quay vòng nước trong sản xuất)

    – Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận

    – Thay đổi công nghệ sản xuất, tăng cường hiệu suất sử dụng nước trong dây truyền công nghệ nhằm tiết kiệm nước.

    – Đặt tiêu chuẩn chất lượng nước và điều kiện vệ sinh khi xả nước thải ra nguồn: Sử dụng nguồn nước và tiêu chuẩn chất lượng nước sử dụng, Điều kiện vệ sinh khi thải nước xả ra nguồn

    – Tổ chức quản lý và kiểm soát chất lượng nguồn nước: Quan trắc môi trường nước, Kỹ thuật quan trắc

    – Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước: Các biện pháp hạn chế xả chất thải ra nguồn nước mặt;

    Tăng cường xáo trộn pha loãng nước thải với nước nguồn; Làm giàu ô xi.

    – Sử dụng tổng hợp và hợp lý nguồn nước.

    Trả lời

Viết một bình luận