1) Trình bày nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mỹ
2) Nêu ý nghĩa lịch sử của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ( Hà Lan, Anh, Mỹ )
3) Trình bày những nguyên nhân dẫn đến các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây
4) Nêu những nguyên nhân dẫn đến phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX
5) Trình bày nội dung, ý nghĩa cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868
6) Trình bày những nguyên nhân, hậu quả, tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất
7) Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình các nước Châu Âu như thế nào ? Tại sao nền kinh tế của các nước Châu Âu lại nhanh chóng được phục hồi như vậy ?
8) Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
9) Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc?
10) Cuộc khủng hoảng kinh tế thé giới (1929-1933) đã gây ra những hậu qủa nghiêm trọng như thế nào đối với các nước tư bản Châu Âu và thế giới?
1 nguyên nhân :
– Đầu thế kỷ XVIII, nước Anh đã lập dc 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.
– Giữa thế kỷ XVIII, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ phát triển và cạnh tranh được với chính quốc Anh.
– Anh đã sử dũng nhiều biện pháp để hạn chế sự phát triển công thương nghiệp của nước Mỹ. Điều này đã gây nên sự phản ứng mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân.
Kết quả
– Tháng 7 năm 1783, Anh công nhận nền độc lập của 3 thuộc địa ở Bắc Mỹ
– Năm 1787, hiến pháp của nước Mỹ được thông qua.
– Năm 1789, Washington được bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Mỹ.
– Cuộc chiến tranh thực chất là cuộc cách mạng tư sản góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở Châu Âu và phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Mỹ.
Ý nghĩa:
+ Giải phóng Bắc Mỹ khỏi chính quyền Anh, thành lập các quốc gia tư sản, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Bắc Mỹ.
+ Là cuộc cách mạng tư sản, góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong Kiến ở Châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mỹ La-tinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX.
2 .Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên có ý nghĩa lịch sử to lớn đã chấm dứt sự đô hộ của ngoại bang (ở Hà Lan), lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (ờ Anh), giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân (ở Bắc Mĩ), mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở các nước này.
3. Các nước Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa mà Đông Nam Á là vùng chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu
4.
– Thời gian làm việc của công nhân từ 12 – 16 giờ/ngày.
– Đồng lương chết đói.
– Điều kiện làm việc rất tồi tàn.
=> Công nhân >< tư sản
5.
* Nội dung:
Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cuộc cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực:
– Về kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ
+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến
+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.
– Về chính trị – xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.
– Về giáo dục:
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.
+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
– Về quân sự:
+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.
+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.
* Ý nghĩa:
– Cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
– Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược
– Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản
6. nguyên nhân:
* Nguyên nhân sâu xa:
– Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
– Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
* Nguyên nhân trực tiếp:
– Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).
– Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh
hậu quả
– Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những tổn thất to lớn về người và của: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương,nhiều thành phố, làng mạc, nhà cửa, nhiều công trình văn hóa bị
phá hủy trong chiến tranh… chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉđôla.
– Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ, bản đồ thế giới bị chia lại, Đức mất hết toàn bộ thuộc địa, Anh, Pháp, Mĩ được thêm nhiều thuộc địa.
– Tuy nhiên vào giai đọan cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh, đặc biệt là sự bùng nổ và giành thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
– Là cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thụôc địa giữa các nuớc đế quốc, chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền
– Là cuộc chiến tranh xâm luợc và cuớp đọat lãnh thổ, thuộc địa đối phuơng
– Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa cả 2 phe tham chiến
7,- Hầu hết các nước châu Âu, kể cả thắng trận và thua trận, đều bị suy sụp về kinh tế (nước Pháp có tới 1,4 triệu người chết, nước Đức với 1,7 triệu người chết và mất toàn bộ thuộc địa…).
– Một số quốc gia mới đã ra đời từ sự tan vỡ của đế quốc Áo
– Hung và bại trận của nước Đức.
– Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu, nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng.
– Các nước châu Âu nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, củng cố lại nền thống thị của mình
– Kết quả, trong những năm 1924 – 1929, các nước tư bản châu Âu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển kinh tế.
* Tại vì – Một số nước nhận được tiền bồi thường chiến tranh
– Giai cấp tư sản châu Âu tăng cường bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân trong nước, đồng thời tăng cường bóc lột nhân dân các nước thuộc địa của mình.
8.
Đối với nước Nga :
-Làm thay đổi hòan tòan vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga .
-Đưa những người lao động lên chính quyền ,xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa
Đối với thế giới :
-Dẫn đến biến đổi lớn lao trên thế giới.
-Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản , nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức .
-Tạo ra những điếu kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước
9,
Các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc vì:
– CNTB chuyển sang CNĐQ đòi hỏi ngày càng lớn về thị trường và nguyên liệu.
– Trung Quốc là một nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên và đang nằm dưới chế độ phong kiến mục nát. Do đó các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc
10,
Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932, chẳng những tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị-xã hội. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong ngành nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước.
Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình.
5 sao giúp mình nhé kèm cám ơn