1. Trình bày những chuyển biến về kinh tế,văn hóa,xã hội thời Lý ?
2.Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của quân và dân thời Trần thế kỉ XIII ?
Giúp em nha đang cần gấp ?
1. Trình bày những chuyển biến về kinh tế,văn hóa,xã hội thời Lý ?
2.Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của quân và dân thời Trần thế kỉ XIII ?
Giúp em nha đang cần gấp ?
1.
1.Sự chuyển biến của nông nghiệp.
Nông nghiệp là nền tảng kinh tế chủ yếu.
– Ruộng đất gồm ruộng công làng xã; ruộng phong cấp cho con cháu , và người có công; ruộng khai hoang .
– Thủy lợi : cho đào kênh , khơi ngòi, đắp đê.
– Cấm mổ trộm trâu bò để bảo vệ sức kéo .
– Nhà vua làm lễ tế thần Nông , xong tự cầm cầy – lễ Tịch Điền .
Nông nghiệp phát triển được mùa liên tục
1.Những thay đổi về mặt xã hội :
– Giai cấp thống trị : vua, quan , địa chủ .
– Giai cấp bị trị : nông dân, thợ thủ công , người buôn bán .
– Tầng lớp nô tỳ .
* Địa chủ gồm quan lại , công chúa, hoàng tử được cấp ruộng , và nông dân giàu .
* Nông dân: là lực lượng lao động chính ,đinh nam nhận ruộng công là nông dân thường ; nông dân nghèo nhận ruộng của địa chủ và nộp tô cho địa chủ trở thành nông dân tá điền .
*Nhận xét : Sự phân biệt đẳng cấp sâu sắc hơn ; địa chủ nhiều hơn ; nông dân tá điền tăng lên
2.
– Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
– Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
– Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
– Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
* Ý nghĩa lịch sử:
– Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông – Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
– Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
– Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
– Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
– Góp nhần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông – Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.
1/
* Sự chuyển biến :
— Về kinh tế:
+ Nông nghiệp : nhờ công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích trồng trọt được mở rộng và các công trình thuỷ lợi được xây dựng nên năng suất lúa cao hơn trước.
+ Thủ công nghiệp : việc khai thác vàng, bạc được đẩy mạnh, các nghề truyền thống phát triển hơn trước và nhân dân đã tiếp thu mội số nghề mới từ Trung Ọuốc như làm giấy, thuỷ tinh.
+ Thương mại : nhờ sự phát triển của thủ công nghiệp và hệ thống giao thông thuỷ, bộ phát triển nên việc buôn bán được mở rộng và phái triển hơn trước.
— Văn hoá : một mặt nhân dân ta đã tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Hoa, nhưng mặt khác vẫn bảo tồn nền văn hoá truyền thống dân tộc.
— Xã hội : do những chính sách cai trị tàn bạo, vơ vét nặng nề của các triều đại phương Bắc đã làm xuất hiện mâu thuẫn mới giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.
* Nguyên nhân : do sự phát triển nội tại và nhân dân ta biết tiếp thu những tiến bộ về kĩ thuật sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp của người Trung Quốc, nhờ đó đã tạo ra những chuyên biến tích cực về kinh tế. Việc tiếp thu có chọn lọc những nội dung mới của văn hoá Trung Hoa nhưng vẫn bảo tồn văn hoá truyền thống cũng đem lại những nét chuyển biến mới. Trong xã hội thì mâu thuẫn bao trùm giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ đã xuất hiện và là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập.
2/
Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
– Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
– Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
– Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.