1. Trình bày những nét chính về cuộc khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 – 1895) 2. Hãy nêu nhận xét về phong t

1. Trình bày những nét chính về cuộc khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 – 1895) 2. Hãy nêu nhận xét về phong trào chống pháp xâm lược của nhân dân cuối thế kỷ XIX 3. Hãy rút ra nguyên nhân khiến cho các cuộc khởi nghĩa chống pháp cuối thế kỷ XIX đều bị thất bại

0 bình luận về “1. Trình bày những nét chính về cuộc khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 – 1895) 2. Hãy nêu nhận xét về phong t”

  1. 1.

    Khởi nghĩa Hương Khê

    * Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

    *Căn cứ: Ngàn Trươi ( xã Vụ Quang, Huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).

    * Hoạt động trên địa bàn rộng gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

    * Diễn biến: Hai giai đoạn

    + Từ năm 1885-1888 nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo. Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ . Mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người. Họ đã tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.

    + Từ năm 1888 đến 1895 là thời kì chiến đấu của nghĩa quân . Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc

    Hánh quân và càn quét của giặc.

    -TDP tập trung binh lực và xây dựng 1 hệ thống đồn, bốt dày đặc nhằm bao vây , cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấ công quy mô vào Ngàn Trươi.

    Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.

    Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.

    * Kết quả:Cuộc khởi nghĩa thất bại.

    Khởi nghĩa Hương Khê(1885 – 1895) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất cho phong trào Cần vương vì:
    + Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa phần lớn là các văn thân các tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh.
    + Thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa kéo dài.
    + Quy mô rộng lớn: Trên địa bàn bốn tỉnh(Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).
    + Thể hiện tính chất ác lịêt: Chiến đấu dũng cảm chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn.
    + Cuộc khởi nghĩa đã lập được nhiều chiến công.

    2,3

     – Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.

    – Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

    – Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

    – Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

    – Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,…

    – Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”

    – Kết quả: Đều thất bại

    – Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.

    Bình luận

Viết một bình luận