1) trong bốn giai đoạn nhảy cao kiểu nằm ngang giai đoạn nòa là quan trọng nhất? vì sao? 2) phân tích kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân

1) trong bốn giai đoạn nhảy cao kiểu nằm ngang giai đoạn nòa là quan trọng nhất? vì sao?
2) phân tích kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân

0 bình luận về “1) trong bốn giai đoạn nhảy cao kiểu nằm ngang giai đoạn nòa là quan trọng nhất? vì sao? 2) phân tích kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân”

  1. 2.Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân

    Đá cầu là một trong những phương pháp giúp rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo và nhanh nhẹn. Để chơi được môn thể thao đá cầu giỏi người chơi cần phải nắm vững và thực hiện được tốt 2 yêu tố quan trọng trong đá cầu đó chính là tốc độ và điểm rơi. Để tâng cầu được tốt thì người chơi phải biết cách phối hợp 2 yếu tố này.

    Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân là một trong những kỹ thuật tâng cầu cơ bản mà ai cũng cần phải biết khi chơi môn thể thao này. Để nắm vững được kỹ thuật này thì cần phải thực hiện một số động tác làm quen với cầu để giúp tăng độ phản xạ.

    Một điều lưu ý trong kỹ thuật tâng cầu này là người chơi không nên đỡ cầu quá mạnh. Tâng cầu nhẹ sẽ giúp cho cầu rơi xuống đúng vị trí chân của mình hơn.

    Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân không phải là quá khó. Chỉ cần thực hiện đúng quy trình mà chúng tôi giới thiệu sau đây, chắc chắn các bạn sẽ thực hiện được.

    Tư thế chuẩn bị khi tâng câu

    Để thực hiện được kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân thì bạn cần thực hiện động tác hơi ngả người về phía trước khoảng chừng 5 đến 10 độ. Chân tâng cầu phải để song song được với chân trụ, đồng thời phải tạo thế vuông góc so với mặt đất. Nếu thực hiện được động tác này thì việc tâng cầu bằng mu bàn chân sẽ dễ dàng hơn nhiều.

    Bên cạnh đó, phần tay trụ của bạn cũng phải duỗi thẳng hoặc di chuyển linh hoạt. Đây chính là phương pháp để giúp bạn đứng thắng một cách dễ dàng khi thực hiện tâng cầu. Phần chân làm trụ của bạn phải để sao cho phần đùi vuông góc với mặt đất. Còn đầu gối phải để có độ cong khoảng 10 đến 15 độ giúp giữ thăng bằng.

    Cách thực hiện kỹ thuật tâng cầu

    Để thực hiện được kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân này thì bạn cần đứng ở tư thế chân trước chân sau. Có nghĩa là chân phát cầu của bạn để ở phía sau để lấy đà tâng cầu. Khi bắt đầu thực hiện kỹ thuật tâng cầu này thì bạn chân của bạn phải đặt ở vị trí vuông góc so với đường biên ngang. Còn mũi bàn chân thì để để cách đường giới hạn phát cầu khoảng 20 cm và đương biên ngang khoảng 20 cm.

    Tiếp sau đó bạn chống mũi bàn lên và hới hướng ra ngoài một chút. Thực hiện động tác xoay chân sao cho 2 trục củ bàn chân tạo với nhau thành một góc khoảng 45 độ. Và khoảng cách của 2 ngon chân khoảng 40cm, người hơi ngã về phía trước.

    Một số kỹ thuật tâng cầu cơ bạn khác mà bạn nên biết

    Ngoài kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân ra thì còn một số kỹ thuật tâng cầu cơ bản khác mà bạn có thể tham thêm dưới đây:

    Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi

    Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi này thường được áp dụng khi người chơi muôn tâng cầu theo hướng bay chính diện thẳng về phía trước.

    Muốn thực hiện được kỹ thuật này thì người chơi phải đứng ở vị trí chân trước và chân sau giống như kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân. Phần thân người đứng thẳng và mắt nhìn thẳng về phía trước. Tiếp theo đó, dùng phần đùi để nâng cầu lên trước và song song với mặt đất. Còn phần cẳng chân hướng xuống đất và từ từ hạ chân xuống. Chỉ cần thực hiện luân phiên 2 bên chân như vậy là bạn đã có thể thực hiện được kỹ thuật này rồi.

    Kỹ thuật tâng cầu bằng má trong

    Đây chính là kỹ thuật được sử dụng để khống chế những đường cầu chính diện. Để thực hiện được kỹ thuật này thì 2 chân của bạn phải rang rộng bằng vai. Tay thuận khi cầm cầu phải ngang với phần thắt lưng và hướng về phía trước. Tiếp theo đó là tâng cầu lên cao và mắt hướng theo cầu, di chuyển thật nhanh để đỡ cầu. Lúc này bạn sử dụng má trong của bàn chân để đỡ cầu.

    Câu 1 mình chưa biết nên bạn thông cảm . 

    Bình luận

Viết một bình luận