1. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, dòng điện có cường độ ……..tại các vị trí khác nhau A. bằng nhau B. khác nhau C. có thể thay đổi D. nhỏ

By Amara

1. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, dòng điện có cường độ ……..tại các vị trí khác nhau
A. bằng nhau B. khác nhau C. có thể thay đổi D. nhỏ hơn
2. Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch ………..các hiệu điện thế trên mỗi đèn
A. bằng tổng B. bằng hiệu C. gấp đôi D. bằng nửa
3. Trong đoạn mạch song song, cường độ dòng điện mạch chính ………..các cường độ dòng điện mạch rẽ
A. bằng tổng B. bằng hiệu C. gấp đôi D. bằng nửa
4. Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là ………..hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung
A. bằng nhau và lớn hơn B. bằng nhau và nhỏ hơn C. bằng nhau và bằng D. nhỏ hơn
5. Làm cách nào để tránh tác hại của dòng điện đối vối cơ thể người?
A. Không sử dụng điện B. Sống cách xa nơi sản xuất ra điện
C. Thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện D. Chỉ sử dụng điện có cường độ nhỏ.
6. Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?
A. Thanh gỗ khô. B. Một đoạn ruột bút chì C. Một đoạn dây nhựa D. Thanh thuỷ tinh
7. Đặc điểm nào sau đây không phải là của mạch điện gồm 2 đèn mắc song song ?
A. Hai đèn có hai điểm nối chung B. Hiệu điện thế trên hai đèn có giá trị bằng nhau
C. Nếu hai đèn giống hệt nhau thì sáng như nhau D. Cường độ dòng điện qua hai đèn có giá trị bằng nhau
8. Chọn câu đúng
A. Các vật có khả năng hút các vật khác thì gọi là vật nhiễm điện
B. Có thể làm nhiễm điện cho nhiều vật bằng cách cọ xát với vật khác
C. Trong kim loại chỉ tồn tại một loại hạt mang điện âm là các êlectrôn tự do
D. Trong nguyên tử chỉ có một êlectrôn
9. Cọ xát thanh thủy tinh với lụa, thước nhựa với mảnh vải khô. Nhận xét nào sau đây là sai ?
A. Thanh thủy tinh và mảnh vải khô nhiễm điện giống nhau
B. Đưa lụa lại gần thước nhựa thì chúng hút nhau
C. Lụa và thước nhựa nhiễm điện giống nhau
D. Sau kho cọ xát hai vật với nhau thì hai vật này nhiễm điện trái dấu
10. Điều kiện nào sau đây là không cần thiết để có một dòng điện trong mạch?
A. Phải có mạch gồm vật, dây dẫn, nguồn nối với nhau thành một mạch kín
B. Phải có hiệu điện thế giữa hai điểm bất kì của một mạch kín
C. Phải có công tắc.
D. Hai cực của nguồn phải nhiễm điện trái dấu hoặc cùng dấu nhưng trị số tuyệt đối của điện tích ở các bản cực khác nhau
11. Người bị điện giật là do tác dụng nào của dòng điện ?
A. Tác dụng nhiệt và từ C. Tác dụng phát sáng B. Tác dụng hóa học D. Tác dụng sinh lí
12. Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp, thì hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch có mối quan hệ nào dưới đây?
A. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch nhỏ hơn tổng hiệu điện thế trên mỗi đèn
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch lớn hơn tổng hiệu điện thế trên mỗi đèn
13. Trong đoạn mạch nối tiếp 2 bóng đèn biểu thức nào tính cường độ dòng điện của mạch chính ?
A. I= I1= I2 B. I= I1.I2 C. I= I1: I2 D. I= I1+I2
14. Trong đoạn mạch nối tiếp 2 bóng đèn biểu thức nào tính hiệu điện thế của mạch chính ?
A. U= U1 + U2 B. U= U1= U2 C. U= U1- U2 D. U= U1.U2
15. Kí hiệu nào sau đây ghi trên mặt dụng cụ đo điện cho biết đó là dụng cụ đo cường độ dòng điện?
A. Chữ V B. Chữ A C. Chữ N D. Chữ B
16. Kí hiệu nào sau đây ghi trên mặt dụng cụ đo điện cho biết đó là dụng cụ đo hiệu điện thế của mạch điện?
A. Chữ V B. Chữ A C. Chữ N D. Chữ B
17. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Cơ thế người và động vật là những vật không cho dòng điện chạy qua
B. Cơ thể người và động vật là vật dẫn điện
C. Nếu có dòng điện chạy qua cơ thể, các cơ sẽ co giật
D. Không được tiếp xúc với điện khi không có những dụng cụ bảo hiểm cần thiết
18. Điều nào sau đây đúng khi nói về tác dụng của dòng điện chạy qua cơ thể con người?
A. Dòng điện có cường độ trên 70mA đi qua cơ thể sẽ làm tim ngừng đập
B. Dòng điện có cường độ trên 10mA đi qua cơ thể sẽ làm co cơ mạnh
C. Dòng điện có cường độ trên 70mA đi qua ngực làm tổn thương tim
D. Dòng điện có cường độ trên 25 mA đi qua ngực làm tổn thương tim
19. Khi cầu chì bị đứt, ta có thể áp dụng phương pháp nào sau đây để đảm bảo an toàn?
A. Lấy sợi dây đồng thay cho dây chì B. Nhét giấy bạc vào cầu chì
C. Thay bằng một dây chì khác có cùng loại với dây trì bị đứt D. Bỏ không dùng cầu chì nữa
20. Khi có người bị điện giật em sẽ chọn phương án nào dưới đây để đảm bảo an toàn?
A. Ngắt công tắc điện và gọi người cấp cứu B. Chạy đến kéo người bị giật ra khỏi dây dẫn điện
C. Gọi điện cho bệnh viện D. Bỏ chạy ra xa người bị điện giật




Viết một bình luận