1/ Trọng lượng riêng của một chất thay đổi thế nào khi nó: a) Bị hơ nóng? Vì sao? b) Bị làm lạnh? Vì sao? 2/ Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh. Vì

By Kennedy

1/ Trọng lượng riêng của một chất thay đổi thế nào khi nó:
a) Bị hơ nóng? Vì sao?
b) Bị làm lạnh? Vì sao?
2/ Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh. Vì sao?
3/ Nhờ đâu mà khinh khí cầu có thể bay được lên cao?
4/ Vì sao máy lạnh được lắp ở trên cao còn lò sưởi lại được lắp ở dưới thấp?
5/ Một bạn nói rằng:”Khi đun nước, cứ đổ nước đầy ấm, lúc đó cả ấm và nước đều nóng lên và nở ra, làm sao mà nước bị tràn được”. Theo em, bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao?
6/ Hãy so sánh độ tăng thể tích của 100cm³ các chất sau đây khi nhiệt độ của chúng tăng từ 10°C lên đến 50°C:
a) Không khí, nước, sắt
b) Không khí, khí hyđrô, khí cácbonic

0 bình luận về “1/ Trọng lượng riêng của một chất thay đổi thế nào khi nó: a) Bị hơ nóng? Vì sao? b) Bị làm lạnh? Vì sao? 2/ Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh. Vì”

  1. 1.

    a.

    khi hơ nóng, thể tích của vật tăng nhưng trọng lượng của vật không đổi nên trọng lượng riêng giảm.

    b.

    khi làm lạnh, thể tích của vật gảm nhưng trọng lượng của vật không đổi nên trọng lượng riêng tăng.

    2.

    vì cùng 1 khối lượng như nhau, không khí nóng sẽ có thể tích lớn hơn không khí lạnh (vì nhiệt độ tăng làm khí nở ra) nên không khí nóng có khối lượng riêng nhỏ hơn nên nhẹ hơn không khí lạnh

    3.

    vì khi đốt, không khí trong khinh khí cầu sẽ nóng và nở ra làm cho trọng lượng riêng không khí trong khinh khí cầu giảm nên chúng sẽ nhẹ hơn nên sẽ nâng khinh khí cầu bay lên.

    4.

    vì máy lạnh làm nhiệt độ giảm, nên không khí sẽ nặng hơn(do trọng lượng riêng tăng), nên không khí sẽ di chuyển xuống dưới và làm mát cả căn phòng.

    khi đót lò sưởi, nhiệt độ tăng làm cho không khí nhẹ hơn(do trọng lượng riêng giảm) nên sẽ bay lên trên làm nóng cả lò sưởi.

    5.

    sai. vì nước nở vì nhiệt nhiều hơn ấm nên thể tích nước sẽ tăng nhiều hơn thể tích của ấm tăng, làm cho nước tràn ra ngoài.

    6.

    a.

    sắp xếp độ tăng thể tích từ lớn đến nhỏ: không khí>nước>sắt

    b.

    chất khí nở vì nhiệt giống nhau nên độ tăng thể tích của Không khí, khí hyđrô, khí cácbonic là như nhau

    Trả lời

Viết một bình luận