1. Trong thí nghiệm của Menden về lai một cặp tính trạng khi đem lai P thuần chủng cây hoa đỏ và hoa trắng được F1, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được F2 phân li theo tỷ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
a. Menden đã giải thích kết quả của sự phân ly tính trạng ở F2 như thế nào?
b. Làm thế nào để xác định độ thuần chủng của hoa đỏ ở F2?
2. Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao (A) trội hoàn toàn so với thân thấp (a); tính trạng chín sớm (B) trội hoàn toàn so với chín muộn (b). Cho P thuần chủng thân cao, chín muộn lai với thân thấp, chín sớm thu được F1, tiếp tục cho F¬1 tự thụ phấn thu được F2. Viết sơ đồ lai từ P đến F2 và xác định tỷ lệ kiểu hình biến dị tổ hợp xuất hiện trong tổng số kiểu hình ở F2 so với kiểu hình ở thế hệ P. Nêu nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp ở đời F2. Biết không xảy ra đột biến và không xảy ra hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử.
Trong hình nha bn
Câu 1:
a. Menden cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền (cặp gen) quy định. Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử dẫn đến sự phân li độc lập của các tính trạng.
Các cặp nhân tố di truyền ( cặp gen) được tổ hợp tự do với nhau trong thụ tinh dẫn đến phát sinh các biến dị tổ hợp.
b.
Để xác định cây thuần chủng ở F2 ông đã cho lai phân tích và xác định kiểu hình ở đời con
+Nếu đời con đồng tính: cây đó là thuần chủng
+Nếu đời con phân tính theo tỉ lệ (1:1): cây đó ko thuần chủng
Câu 2:
A: thân cao
a: thân thấp
B: chín sơm
b: chín muộn
cây thân thuần chủng cao chín muộn * thân thấp chín sớm
P: AAbb × aaBB
G: Ab × aB
F1: AaBb
F1: $AaBb$ × $AaBb$
G: ($1AB:1Ab:1aB:1ab$)×($1AB:1Ab:1aB:1ab$)
F2: 9A_B_: 3A_bb: 3aaB_: 1aabb
KH: 9 cao sớm: 3 cao muộn: 3 thấp sớm: 1 thấp muộn
vậy tỉ lệ xuất hiện biến dị tổ hợp ở F2 là $\frac{9}{16}$
* nguyên nhân gây xuất hiện biến dị tổ hợp: sự phân li đồng đều và tổ hợp tự do của các cặp gen trong giảm phân và thụ tinh