1) từ ghép hán việt có mấy loại ? mỗi loại lấy 5 ví dụ . Nêu đặc điểm trật tự của các yếu tố trong từ ghép hán việt . Cần lưu ý những gì khi sử dụng t

1) từ ghép hán việt có mấy loại ? mỗi loại lấy 5 ví dụ . Nêu đặc điểm trật tự của các yếu tố trong từ ghép hán việt . Cần lưu ý những gì khi sử dụng từ hán việt

0 bình luận về “1) từ ghép hán việt có mấy loại ? mỗi loại lấy 5 ví dụ . Nêu đặc điểm trật tự của các yếu tố trong từ ghép hán việt . Cần lưu ý những gì khi sử dụng t”

  1. 2 loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

    VD: -từ ghép đẳng lập:mẫu tử, phụ mẫu, thiên địa, sinh tử, phụ tử

    -Từ ghép chính phụ :

    +tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau:thủ môn, song ngữ, hậu đãi ,hữu ích, ái quốc

    +tiếng chính đứng sau tiếng phụ đứng trước:thiên nga, thiên mệnh, thiên sứ, thi nhân, thiên thư

    Trật tự các yếu tố Hán Việt:

    -Có trường hợp giống với từ thuần việt: tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau

    -có trường hợp khác với từ ghép thuần việt:tiếng chính đứng sau tiếng phụ đứng trước

    Bình luận
  2. Từ ghép Hán Việt có hai loại :

    – Từ ghép đẳng lập:  là loại từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, không có tiếng nào chính, không có tiếng nào phụ .

    VD: suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, sách vở, tàu xe.

    – Từ ghép chính phụ:  có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau làm nhiệm vụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

    VD: thất vọng, khai giảng, khai trương, thất hứa, vĩ nhân.

    *Cần lưu ý những gì khi sử dụng từ hán việt: 

    – Nói viết đúng các từ gần âm Từ Hán Việt với từ thuần Việt.

    – Cần hiểu đúng nghĩa của từ Hán Việt .

    – Sử dụng đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách: lựa chọn từ để phù hợp với thái độ của mình với người nói, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

    – Không lạm dung từ Hán Việt, nhưng nếu sử dụng đúng từ Hán Việt trong tác phẩm văn học hoặc trong các tình huống giao tiếp sẽ mang lại giá trị nghệ thuật

    Bình luận

Viết một bình luận