1,Tưởng tượng em được gặp gỡ những người lính lái xe trong bài thơ tiểu đội xe không kính em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó
2, Tưởng tượng em được gặp gỡ những người lính trong bài đồng chí em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó .
Giúp mình 2 đề này với nhớ viết khoẳng 3 mặt giáo án nha
1,Tưởng tượng em được gặp gỡ những người lính lái xe trong bài thơ tiểu đội xe không kính em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó
Bài làm
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi…”
Tôi lim dim cố nhẩm bài thơ cho thuộc… Bỗng một bàn gân guốc đặt lên vai tôi và giọng ngâm thơ trầm ấm:
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng…”
Tôi quay phắt lại, hóa ra là ông Năm ở làng bên.
– Cháu chào ông ạ! Ông kiếm ông nội cháu phải không ạ?
– Ừ! Cháu đang học bài thơ này à?
– Dạ! Cháu đang học thuộc lòng ạ!
– Ha ha… Cháu có hiểu gì về người lính lái xe Trường Sơn không?
Tôi gãi đầu, gãi tai, không biết nên trả lời sao. Ông Năm ân cần vỗ vai tôi bảo:
– Cháu ạ! Muốn nhập tâm một cái gì đó, trước hết ta phải hiểu nó, hiểu rồi thì rất dễ thuộc. Học thơ cũng thế!
Tôi thầm nghĩ, không biết hôm nay ông Năm bị ai nhập hay sao ấy mà triết lí ghê. Bình thường, tôi thấy ông ít nói, gặp ông nội tôi, hai người chỉ uống trà, đánh cờ, lâu lâu lại phá lên cười thôi mà.
– Cháu nghĩ gì thế? Cháu biết, ta là ai không? Ta là một trong các anh lính lái xe Trường Sơn trong thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, bài thơ mà cháu đang đọc đó!
Tôi hơi hồ nghi nhưng cũng rất mừng:
– Thật sao ông? Ông kể cho cháu nghe về chuyện của ông đi!
Trong lúc nhấp li trà chờ nội tôi, ông Năm với ánh mắt xa xăm kể cho tôi nghe về tiểu đội xe không kính.
…
– Câu chuyện của người lính lái xe Trường Sơn:
+ Đó là những năm 69, 70 của thế kỉ 20, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đến hồi khốc liệt nhất. Những chiếc xe vận tải chở hàng ra tiền tuyền bị bom đạn kẻ thù phá nát, không phải một xe, hai xe mà rất nhiều xe. Người chỉ huy đã đưa ra ý tưởng, thành lập tiểu đội xe không kính. Ai là người lái những chiếc xe đó? Đã có rất nhiều cánh tay giơ lên quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. và tiểu đội của ông gồm 12 người, 12 chiếc xe không kính, không đèn, không mui xe… (tưởng tượng viết tiếp).
+ Ông Phạm tiến Duật lúc đó là một nhà thơ chiến sĩ, ông đã sáng tác bài thơ này, rồi chuyền tay nhau đọc và hào khí chiến đấu, chiến thắng nung nấu trong lòng người lính trẻ. Sau này, không phải một tiểu đội mà rất nhiều tiểu đội xe không kính. Đúng là:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
+ Ngồi trên xe không kính chạy với tốc độ nhanh sẽ cảm nhận được (…).
+ Người lính vẫn ung dung, đường hoàng với phong thái lạc quan, yêu đời, hồn nhiên của những người lính trẻ. Không có kính ừ thì có bụi. Bụi làm cho tóc xanh hóa thành tóc trắng. Không cần rửa vẫn phì phèo châm điếu thuốc, mặt lấm lem nhưng vẫn sảng khoái nụ cười.
+ Hành quân trong mưa rừng xối xả, xe không kính ừ thì ướt áo. Không cần thay, mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
+ Xe không kính, đồng đội gặp nhau thạt tiện lợi, bắt tay qua cửa kính vỡ khỏi cần nhảy xuống xe. Chỉ cái bắt tay thôi nhưng ấm áp tình đồng chí, đồng đội.
+ Phút dừng chân ngắn ngủi là lúc anh em quây quần bên nhau, cùng nhóm bếp Hoàng Cầm. Cháu biết bếp Hoàng Cầm là như thế nào không? (…)
+ Bom đạn Mĩ đã làm cho những chiếc xe biến hình, dị dạng đến thảm hại, nhưng quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có bom đạn quân thù nào có thể làm lay chuyển được (…)
– Suy nghĩ của nhân vật tôi:
+ Nghe ông kể say sưa với lòng nồng nàn yêu nước, tôi như được sống trong không khí hào hùng của một thời máu lửa. Đúng vậy! “Có một trái tim”, chiếc xe thành một cơ thể sống, thành một khối thống nhất với người chiến sĩ. Ta hiểu vì sao cả đoàn xe có thể vượt qua dãy Trường Sơn khói lửa. Bởi cội nguồn sức mạnh của nó kết tụ lại cả trong trái tim gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa yêu thương.
2, Tưởng tượng em được gặp gỡ những người lính trong bài đồng chí em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó .
bài làm
Tôi rất may mắn được sinh ra trong gia đình có truyền thống Cách Mạng, từ ông nối đến bố và đến các chú đều là những người lính. Vào một ngày mùa hè, tôi được nghỉ học nên đã theo ông đi đến nhà một người bạn của ông chơi.
Nhà bạn của ông nội tôi ở một nơi khá xa, nơi này ruộng đát khá là cằn cỗi. Không được tốt tươi như ở quê tôi. Trên đường đi tôi đã được nghe ông kể lại rằng, hai ông là bạn của nhau hồi học cấp 3 ở trên tỉnh. Nhưng sau đó, đi bộ đội nên cũng mất liên lạc với nhau luôn. Gần đây đi họp lớp, nên mới biết được địa chỉ của ông Hai. Đến nhà ông Hai, tôi và ông được đón tiếp rất nồng hậu. Hai ông cháu tôi được ông Hai đãi một bữa ăn tuy chỉ alf canh cơm rau đạm bạc nhưng lại rất ngon. Sau khi bữa cơm kết, tôi được nghe ông Hai kể chuyện những ngày đi chiến đấu. Tôi phát hiện ông chính là nhân vật người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Ông kể cho tôi nghe những ngày tháng gian khổ nhưng cũng đầy ắp kỉ niệm ấy. Ông như chìm vào quá khứ: Những ngày đầu mới vào quân đội bỡ ngỡ lắm, toàn những người xa lạ, đến từ những nơi khác nhau. Nhưng mà chỉ một thời gian ngắn, anh em sống với nhau lâu thì tự nhiên rất thân thiết và gần gũi với nhau. Cùng chung nỗi nhớ lại còn cùng chiến đấu giết giặc sao không thân cho được. Ông Hai nhớ lại những kỉ niệm đáng sợ là mắc căn bệnh sốt rét, da vàng vọt xanh xao, mặt đứa nào đứa nấy xanh như tàu lá chuối nhìn vừa xót vừa buồn cười. Nhớ những lần chúng tôi phải trực đêm trong sương mù rét buốt, bủn rủn cả chân tay nhưng vẫn phải dựng thẳng cây súng.
Nghe xong câu chuyện của ông, tôi cảm thấy thật thán phục những người lính, họ đã phải vượt qua gian khổ, khó khăn nhưng họ vẫn yêu đời và chiến đấu hết mình mà không hề nao núng.