1. Vật dụng nào sau đây hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện:
A. Bếp điện
B. Chuông điện
C. Bóng đèn
D. Đèn LED
2. Người ta ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện vào các việc:
A. Mạ điện
B. Làm đinamô phát điện
C. Chế tạo loa
D. Chế tạo micrô
3. Khi cho dòng điện đi qua máy sấy tóc, dòng điện đã gây ra tác dụng nào?
A. Từ và hóa
B. Quang và từ
C. Từ và nhiệt
D. Từ và quang
4. Đóng khóa K trong hình 23.3(SGK), sau vài phút quan sát hai thỏi than ta thấy:
A. Thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được phủ một lớp đồng
B. Thỏi than nối với cực dương của nguồn điện được phủ một lớp đồng
C. Thỏi than nối với cực âm và cực dươngcủa nguồn điện đều được phủ lớp đồng
5. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có liên quan đến tác dụng sinh lí của dòng điện?
A. Dòng điện qua cơ thể gây co giật các cơ
B. Bác sĩ đông y khi châm cứu, dùng dòng điện chạy qua kim châm vào các huyệt trong cơ thể
C. Dòng điện chạy qua cái quạt làm cánh quạt quay.
6. Trong các tác dụng sau đây của dòng điện: Nhiệt, phát sáng, từ, hóa học. Tác dụng nào được dùng để chế tạo chuông điện, bếp điện, máy sấy tóc, bóng đèn cao áp ở đường phố?
7. Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn điện, bóng đèn sẽ phát sáng đồng thời nóng lên. Như vậy hai tác dụng của dòng điện cùng phát huy một lúc. Hỏi trong hai tác dụng trên tác dụng nào là quan trọng hơn ?Vì sao?
8. Muốn mạ vàng cho một chiếc vàng bằng đồng người ta dựa vào tác dụng nào của dòng điện? Nguyên tắc mạ vàng như thế nào?
Đáp án:
Câu 1 : b
Câu 2 : a
Câu 3 : c
Câu 4 : b
Câu 5 : c
Câu 7 : Tcá dụng phát sáng quan trọng hơn vì đó chính là mục đích chính để phát minh ra bóng điện còn tác dụng điện chỉ làm bóng đèn mau hỏng
Câu 8 :
– Muốn mạ vàng một chiếc còng bằng đồng người ta dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện.
– Nguyên tắc mạ: Chiếc vòng bằng đồng làm cực âm, thỏi vàng dùng làm cực dương. Nhúng chiếc vòng và thỏi vàng vào dung dịch muối vàng. Sau đó cho dòng điện đi qua dung dịch muối này, một thời gian sau sẽ có một lớp vàng phủ trên chiếc vòng
Đáp án:
Câu 1: B. Chuông điện
Câu 2: A. Mạ điện
Câu 3: C. Từ và nhiệt
Câu 4: A. Thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được phủ một lớp đồng
Câu 5: A và B đều đúng
Câu 6:
+ Tác dụng nhiệt: Bếp điện, máy sấy tóc
+ Tác dụng phát sáng: Bóng đèn cao áp
+ Tác dụng từ: Chuông điện, máy sấy tóc
+ Tác dụng hóa học: Không có
Câu 7: Tác dụng phát sáng của một bóng đèn điện là quan trọng hơn tác dụng nhiệt vì ta dùng đèn điện để chiếu sáng còn tác dụng nhiệt dụng nhiệt của đèn không dùng để làm gì.
Câu 8: Chiếc thìa ( hay bất cứ vật gì khác ) chứ không phải chiếc vàng.
Người ta dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện.
Nguyên tắc mạ vàng: Ta để thìa ở cực âm, cục vàng ở cực dương, nhúng cả hệ vào dung môi rồi cho dòng điện đi qua. Sau một thời gian sẽ có một lớp vàng được phủ lên chiếc thìa bằng đồng và chiếc thìa được mạ vàng.