1, Vật nhiễm điện là j? Khả năng của nó?
2, Có mấy loại điện tích? Nêu qui ước? Nếu chúng tương tác nhau thì điều gì sẽ xảy ra?
3, Định nghĩa dòng điện, dòng điện trong kim loại? Nêu qui ước?
4, Các t/d của dòng điện? Ứng dụng?
5, Chất dẫn – cách điện là j?
nhanh giúp mik vs
Câu 1:
Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút các vật nhẹ khác hay có khả năng tạo ra tia lửa điện.
Câu 2:
Có 2 loại điện tích: + điện tích dương (+)
+ điện tích âm (-)
Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
*Qui ước điện tích: – Điện tích thanh thuỷ tinh cọ xát vào lụa mang điện tích đương. – Điện tích thanh nhựa sẫm màu cọ xát vào vải khô mamg điện tích âm.
Câu 3:
– Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện.
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
Quy ước về chiều dòng điện là chiều từ cực dương đi qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 4
– Tác dụng nhiệt là làm nóng vật dẫn mà nó chạy qua: làm bàn là nóng, làm bóng đèn sáng.
– Tác dụng từ là làm xuất hiện từ trường xung quanh dòng điện: làm nam châm điện dùng trong quạt điện, bánh xe..
– Tác dụng sinh học: một ví dụ quen thuộc ở cấp 2 là làm chân ếch bị co khi nối dòng điện, ứng dụng trong y học nữa đấy
– Tác dụng hóa học: khi đưa dòng điện qua dung dịch thì làm xuất hiện các chất hóa
– Tác dụng sinh lí: máy kích tim
Câu 5
– Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.
Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.
Trả lời:
1,
– Vật sau khi cọ xát và có khả năng hút các vật khác gọi là vật nhiễm điện
– Vật nhiễm điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
2,
* Có 2 loại điện tích:
– Điện tích âm: Khi vật đó thừa electron tự do
– Điện tích dương: Khi vật đó thiếu electron
* Quy ước:
– Nếu cọ xát thanh thuỷ tinh với vải lụa thì thanh thuỷ tinh mang điện tích dương
– Nếu cọ xát thanh nhựa với vải khô thì thanh nhựa mang điện tích âm
* Khi tương tác với nhau:
– Khi hai vật mang điện tích cùng dấu, chúng sẽ đẩy nhau
– Khi hai vật mang điện tích trái dấu, chúng sẽ hút nhau
3,
* Định nghĩa dòng điện: Là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích
* Dòng điện trong kim loại: Là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng
* Quy ước: Là chiều đi từ cực dương từ nguồn đi qua các dây dẫn và các thiết bị đến cực âm của nguồn điện
4,
* Các tác dụng của dòng điện:
– Tác dụng nhiệt: Dòng điện gây ra tác dụng nhiệt khi chạy chạy qua hầu hết các vật làm cho các vật dẫn nóng lên
+ Ứng dụng: Đèn dây tóc, bàn là, bếp điện
– Tác dụng phát sáng: Dòng điện đi qua các vật đặc biệt thì nó phát sáng.
+ Ứng dụng: Đèn LED (diot phát quang)
– Tác dụng từ: Khi dòng điện chạy qua cuộn dây quấn quanh lõi sắt thì nó làm cho vật có tác dụng như một cái nam châm
+ Ứng dụng: Điện thoại, điện báo,…
– Tác dụng hoá học: Khi dòng điện qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm của nguồn được phủ bởi 1 lớp đồng nguyên chất
+ Ứng dụng: Mạ vàng, mạ kim loại
– Tác dụng sinh lí: Khi dòng điện chạy qua con người hay động vật làm cho cơ thể bị co giật
+ Ứng dụng: Châm cứu trong y học
5,
– Chất dẫn điện: Là chất cho dòng điện chạy qua (sắt, chì, kim loại,…)
– Chất cách điện: Là chất không cho dòng điện chạy qua (cao su, gỗ,…)
~Chúc bạn học tốt~
YOONMIN FOREVER