1/ Ve sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang. Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên này. So sánh bộ máy nhà nước thời Hùng Vuơng với thời An Dương Vương. Tại

1/ Ve sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang.
Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên này.
So sánh bộ máy nhà nước thời Hùng Vuơng với thời An Dương Vương.
Tại sao nói nhà nước Văn Lang ra đời đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển của
lich sử dân toc?
2/ Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?
Dẫn chứng những đặc điểm đó trong một số truyện truyền thuyết, cổ tích mà em
biết.
3/ Trình bày những nét chính trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang?
So với người nguyên thủy, đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có những điểm
gì mới?
4/ Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
5/ Kể tên các công trình văn hóa thời Văn Lang – Âu Lạc.
6/ Bài học lớn nhất sau thất bại của An Dương Vương chống Triệu Đà là gì?

0 bình luận về “1/ Ve sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang. Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên này. So sánh bộ máy nhà nước thời Hùng Vuơng với thời An Dương Vương. Tại”

  1.  bạn tham khảo nhé ,có thể một số câu mình sai!1- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).  

    – Tổ chức còn rất đơn giản và sơ khai. Tuy nhiên, đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia – dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

    2-Đảng cộng sản việt nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối của cách mạng Việt Nam. Trước năm 1930, phong trào yêu nước của nhân dân ta diễn ra liên tục, sôi nổi, quyết liệt song đều thất bại vì khủng hoảng về đường lối. Nhìn chung các phong trào yêu nước trước đây theo khuynh hướng phong kiến cũng như dân chủ tư sản đã tỏ ra bất lực, không thể đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp đến thắng lợi. Cuộc khủng hoảng về con đường cứu nước ngày càng trầm trọng, làm cho cách mạng Việt Nam “dường như nẳm trong đêm tối không có đường ra”. Từ khi Đảng ra đời đã vạch ra một đường lối cách mạng đúng đắn đó là trước làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân rồi sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội.

    * Đời sống vật chất:

    – Ở: nhà sàn mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

    – Ăn: thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị; biết dùng mâm, bát, muôi.

    – Mặc: nam đóng khố, mình trần; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.

    – Việc đi lại: Đi lại bằng thuyền

    Truyền thuyết bọc trăm trứng, Sơn Tinh Thủy Tinh,Phù đổng thiên vương

    Bánh chưng-Bánh giầy,sơn tinh-thủy tinh,chử đồng tử ,sự tích dưa hấu…

    3* Đời sống tinh thần:

    – Phong tục: Lễ hội, vui chơi, ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh giầy.

    – Tập quán: Chôn người chết kèm theo công cụ và đồ trang sứ

    – Tín ngưỡng: thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng,…

    *- Xã hội phân chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: những người quyền quý, dân tự do, nô tì. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc.

    – Tổ chức lễ hội vui chơi, đua thuyền, giã gạo sau những ngày lao động mệt mỏi. Trong ngày hội, thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được “mưa thuận, gió hòa”, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.

    – Về tín ngưỡng: thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước,… Người chết được chôn cất trong thạp, bình, trong mộ thuyền, mộ cây kèm theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.

    – Tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình …

    => Đời sống tinh thần tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.

    *

    Hoàn cảnh thành lập Nhà nước Âu Lạc :
    – Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần thắng lợi.
    – Vua Hùng thứ 18 không còn khả năng; làm vua như trước.
    – Hợp nhất hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt.

    *Hiện vật tiêu biểu cho văn minh Văn Lang – Âu Lạc là Trống đồng.

    – Công trình tiêu biểu cho văn minh Văn Lang – Âu Lạc là thành Cổ Loa.

    – Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ nói lên cội nguồn của dân tộc.

    – Truyền thuyết Sơn Tinh -Thủy Tinh nói lên việc chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng của dân tộc.

    – Truyện thánh Gióng nói lên truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

    *- Đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.

    – Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu.

    – Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống ngoại xâm.

    Bình luận

Viết một bình luận