1.Vì sao nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là 1 chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến th

1.Vì sao nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là 1 chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
2.Trình bày cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.

0 bình luận về “1.Vì sao nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là 1 chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến th”

  1. 1.Vì sao nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là 1 chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

    Vì đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.

    Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

    * Nguyên nhân thắng lợi:

    Do sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm của toàn dân.

    – Sự lãnh đạo của Ngô Quyền, cùng nghệ thuật quân sự đặc sắc.

    * Ý nghĩa lịch sử:

    – Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

    – Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.

    – Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

    – Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.

    Câu 2.Trình bày cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.

    Diễn biến cuộc khởi nghĩa

    – Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng , dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Tây ) . Cuộc khởi nghĩa được các tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ , chỉ trong thời gian ngắn nghĩa quân đã làm chủ Mê Linh , tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu .

     Kết quả

    Thái thú Tô Định bỏ trốn , quân Hán bị đánh tan , khởi nghĩa giành thắng lợi .

    – Xóa ách áp bức tàn bạo của quân xâm lược Hán .

    – Gìanh lại độc lập cho dân tộc .

    cần Nguyên nhân khởi nghĩa vs ý nghĩa ko 

    Bình luận
  2. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:

    – Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

    – Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.

     Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

    Diễn biến cuộc khởi nghĩa 2 bà Trưng

    Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên

    • Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).
    • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.
    • Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.

    Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên

    Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.

    Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:

    • Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.
    • Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.

    Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).

    Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.

    Bình luận

Viết một bình luận