1. Vì sao xương của trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền 2. Thành cơ tim nào là dày nhất 3. Xương dài ra và to ra là nhờ đâu 4. Chứng minh cấu tạo ruột non p

1. Vì sao xương của trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền
2. Thành cơ tim nào là dày nhất
3. Xương dài ra và to ra là nhờ đâu
4. Chứng minh cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng ? Em hãy giải thích nghĩa đen của thành ngữ ” nhai kĩ no lâu ”
5. Loại tế bào máu nào làm nhiệm vụ vân chuyển oxi
6. Nêu các giai đoạn chủ yếu của quá trình hô hấp
7. Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra trong cơ chế nào
8. Trong các khớp sau : khớp ngón tay , khớp sọ , khớp gối , khớp đốt sống thắt lưng , khớp khuỷu tay có bao nhiêu khớp thuộc loại khớp động
Giúp tui vs tui sắp thi r

0 bình luận về “1. Vì sao xương của trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền 2. Thành cơ tim nào là dày nhất 3. Xương dài ra và to ra là nhờ đâu 4. Chứng minh cấu tạo ruột non p”

  1. 1.Vì thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoáng

    2.Tâm thất trái

    3.Xương dài ra nhờ sự phân chia các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng

       Xương to ra nhờ sự phân chia các tế bào màng xương.

    4.Có bề mặt hấp thụ lớn

      Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột

     

    Bình luận
  2. 1/ Vì thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoáng nên xương của trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền

    2/ Thành cơ tim dày nhất là tâm thất trái.

    3/Xương to ra là do sự phân chia tế bào ở màng xương.

       Xương dài ra là do sự phân chia tế bào ở lớp sụn tăng trưởng.

    4/*

    -Ruột non dài 2,8 – 3m.

    Lớp niêm mạc:

    +Có các nếp gấp.

    +Lông ruột, lông ruột cực nhỏ.

    + Mao mạch máu, mao mạch bạch huyết.

    -> Diện tính: 400 – 500 m2.

    Lông ruột có hệ thống mạng lưới mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc tạo điều kiện cho sự hấp thụ và vận chuyển các chất được nhanh chóng.

    – Màng ruột là màng thấm có tính chọn lọc.

    => Phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

    *

    -Khi nhai kĩ thức ăn đc nghiền nát nhỏ

    ⇒Tăng khả năng tiết dịch tiêu hóa và ít tốn năng lượng co bóp của dạ dày

    -Khả năng tiếp xúc giữa thức ăn và enzime tăng

    -Thức ăn đc tiêu hóa nhanh và hấp thụ nhiều 

    ⇒ Do đó hiệu quả nhận chất dinh dưỡng và năng lượng cơ thể tăng.

    5/ Hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxi.

    6/

    Các giai đoạn trong quá trình hô hấp:

    -Sự thở (sự thông khí ở phổi): lấy oxi và thải khí cacbonic. Thông qua hoạt động hít vào và thở ra nhịp nhàng giúp cho ph ổi được thông khí.

    -Sự trao đổi khí ở phổi: gồm hoạt động khuyếch tán của oxi từ không khí ở phế nang vào máu và cacbonic từ máu vào không khí ở phế nang.

    Sự trao đổi khí ở tế bào: gồm hoạt động khuếch tán của oxi từ máu vào tế bào và cacbonic từ tế bào vào máu.

    Bình luận

Viết một bình luận