1. Vị trí địa lí Châu Mĩ có gì đặc biệt so với các Châu lục khác? =======

By Parker

1. Vị trí địa lí Châu Mĩ có gì đặc biệt so với các Châu lục khác?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
2. Trình bày sự thay đổi các thành phần chủng tộc ở Châu Mĩ?
………………………………………………………………….
..
3. Trình bày đặc điểm cấu trúc của địa hình Bắc Mĩ?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
4. Trình bày sự phân hoá của khí hậu Bắc Mĩ?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
5. Nêu đặc điểm đô thị hoá ở Bắc Mĩ?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
6. Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì, Canađa phát triển đến trình độ cao?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
7. Trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
8. Công nghiệp mũi nhọn của Bắc Mĩ là các ngành công nghiệp nào? Phát triển ra sao? Phân bố?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
9. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

0 bình luận về “1. Vị trí địa lí Châu Mĩ có gì đặc biệt so với các Châu lục khác? =======”

  1. 1, 
    So với châu lục khác, châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ hơn cả, từ vùng cực bắc đến tận vùng cực Nam.
    2, 
    Lịch sử nhập cư đã tạo nên nhiều thành phần chủng tộc đa dạng ở Châu Mĩ
    Người Môn-gô-lô-ít đến Châu Mĩ đầu tiên.
    Người gốc Âu đến Châu Mĩ thứ 2.
    Người Nê-grô-ít đến Châu Mĩ cuối cùng.
    Trong quá trình chung sống, các chủng tộc này hòa huyết, làm xuất hiện các thành phần người lai.
    3, 
    Địa hình Châu Mĩ chia làm 3 khu vực: phía Tây là các dãy núi cao, đồ sộ, hiểm trở kéo dài từ Bắc xuống Nam. Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn có nhiều giá trị đối với sản xuất nông nghiệp, phía Đông chủ yếu là sơn nguyên.
    4, 
    Phần này mình không rõ.
    5, 
    Đô thị hóa gắn liền với sản xuất công nghiệp. Đô thị hóa hiện đại, tạo thành dải, chuẩn các đô thị.
    6, 
    Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều các mỏ khoáng sản, có nhiều các lao động có kinh nhiệm, trí thức cao, dùng các thiết bị khoa học tiên tiến.
    7, 
    Phần này mình cũng không rõ.
    8,
    Công nghiệp mũi nhọn của Bắc Mĩ là công nghiệp chế biến. 
    9,
    Ý nghĩa: Tạo ra thị trường chung lớn, tăng mức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

    Trả lời
  2. Câu 1:
    ​Vị trí địa lí
    Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.
    (71°57′ Bắc – 53°54′ Nam)
    Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
    Phía Tây giáp Thái Bình Dương.
    Phía Đông giáp Đại Tây Dương.
    Một lãnh thổ rộng lớn
    Châu Mỹ rộng hơn 42 triệu km2, đứng thứ hai trên thế giới. So với các châu lục khác, châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ hơn cả, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam. Nơi hẹp nhẩn của châu Mỹ là eo đất Panama rộng không đến 50 km. Kênh đào Panama đã cắt qua eo đất này, nối liền Thái Bình Dương & Đại Tây Dương châu Mỹ trải rộng trên 2 lục địa: lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ

    Câu 2:
    Thành phần chủng tộc Châu Mĩ rất phức tạp
    từ trước thế kỉ XV: chỉ có người Anh Điêng và người Exkimô thuộc chủng tộc Môngôlôit.
    Người Anh điêng sống bằng nghề săn bắn và trồng trọt
    Người Exkimô sống bằng nghề đánh bắt cá, săn thú ở ven Bắc Băng Dương
    Từ thế kỉ XVI trở đi có thêm chủng tộc Ơ rô pêôit từ Châu Âu sang chủng tộc Nêgrôit từ Châu Phi tới. Trãi qua qúa trình lịch sử các chủng tộc đã hoà huyết tạo nên một thành phần người lai khá đông đảo
    *Nguyên nhân của sự thay đổi:
    Trong quá trình xâm chiếm Châu Mĩ bọn thực dân da trắng đã tiêu diệt người Anh điêng để cướp đất bắt người da đen từ Châu Phi sang làm nô lệ để khai hoang lập đồn điền. Làm cho thành phần chủng tộc Châu Mĩ đa dạng và phức tạp.

    Câu 3:
    Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản :
    – Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 – 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc – nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây – đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
    + Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
    + Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc – tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.

    Câu 4:
    Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
    – Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
    – Nguyên nhân :
    + Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc – nam.
    + Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông – tây.
    Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc – nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.

    Câu 5:
    – Gắn với quá trình công nghiệp hoá, các thành phố của Bắc Mĩ, đặc biệt là của Hoa Kì, phát triển rất nhanh, số dân thành thị cũng tăng nhanh và chiếm trên 76% dân số. Phần lớn các thành phố nằm ở phía nam vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương, nối tiếp nhau tạo thành hai dải siêu đô thị từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn và từ Si-ca-gô đến Môn-trê-an.
    – Mê-hi-cô tiến hành công nghiệp hoá muộn nhưng do nhịp độ phát triển cao nên tốc độ đô thị hoá cũng rất nhanh. Mê-hi-cô Xi-ti (thủ đô Mê-hi-cô) là một siêu đô thị khổng lổ với số dân trên 16 triệu người.
    – Vào sâu nội địa, mạng lưới đô thị thưa thớt hơn.
    – Những năm gần đây, hàng loạt thành phố mới với các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao, năng động, đã xuất hiện ờ miền nam và duyên hải Thái Bình Dương của Hoa Kì.
    – Các trung tâm công nghiệp phía nam Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương đã phải thay đổi cơ cấu giảm bớt hoạt động của các ngành truyền thống để tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao, đồng thời các ngành dịch vụ cũng được đặc biệt quan tâm phát triển.

    Câu 6:
    Địa hình Nam Mĩ:
    + Ở phía Tây của Nam Mĩ là hệ thống núi trẻ An-đet cao và đồ sộ hơn nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống côc-đi-e của Bắc Mĩ.
    + Đồng bằng trung tâm của Nam Mĩ là một chuỗi các đồng nối nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-ba.Tất cả các đồng bằng đều thấp từ phía Nam đồng bằng Pam-Ba cao lên thành một cao nguyên.
    + Ở phía Đông của Nam Mĩ là các cao nguyên, sơn nguyên.

    địa hình
    * Giống nhau :
    Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
    * Khác nhau :
    – Bắc mĩ :
    + Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
    + Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
    + Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
    – Nam Mĩ :
    + Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
    + Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
    + Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

    Câu 7:
    Các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ:
    -Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn. 
    -Rừng rậm nhiệt đới bao phủ ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.
    -Rừng thưa và xa van ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin
    -Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét.
    -Bụi gai và xương rồng phát triển trên miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng trung An-đét.
    -Bán hoang mạc ôn đới phát triển trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni.
    -Hoang mạc A-ta-ca hình thành ở phía tây của An-đét.

    Câu 8:
    có hoang mạc ở dãi đất phía tây An-đét do tác động của dòng biển lạnh Peru.
    Dòng biển lạnh Peru chảy mạnh và rất gần bờ biển phía tây Nam Mỹ. Không khí ẩm từ biển đi vào đất liền , đi ngang qua dòng biển này gặp lạnh và ngưng tụ kết thành sương mù. Vào đến đất liền, không khí trở nên khô làm cho lượng mưa ở vùng ven biển phía tây Nam Mỹ rất ít, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành và phát triển.

    câu 9:

    Năm 1993, Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ được Hoa Kì,Ca-na-đa và Mê-hi-cô thông qua, hình thành một khối kinh tế gồm khoảng 419,5 triệu người (2001), có nguồn tài nguyên phong phú cả về nguyên liệu và nhiên liệu.

    Sự ra đời của hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ có ý nghĩa:

    – Tạo ra sức mạnh tổng hợp để có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

    – Tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ từ Hoa Kì, Ca-na-đa sang Mê-hi-cô.

    – Tận dụng nguyên liệu, lao động của Mê-hi-cô.

    – Mở rộng thị trường nội địa.

    chúc bạn học tốt

    Trả lời

Viết một bình luận