1. Việc chủ động “tấn công trước để phòng vệ” của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào? Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077)? 2. Nhận xét

1. Việc chủ động “tấn công trước để phòng vệ” của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào? Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077)?
2. Nhận xét của em về phong trào khởi nghĩa chống quân Minh của nhân dân ta đầu TK XV trước khởi nghĩa Lam Sơn?

0 bình luận về “1. Việc chủ động “tấn công trước để phòng vệ” của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào? Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077)? 2. Nhận xét”

  1. Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa :
    – Mục tiêu tấn công của ta chỉ là các căn cứ quân sự, kho lương thảo – là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược nước ta. Nên cuộc tiến công của ta mặc dù sang đất Tống nhưng là chính đáng. Trên đường tiến công, quân ta treo bảng nói rõ mục đích của mình, khi thực hiện xong mục đích ta chủ động rút khỏi đất Tống.
    – “Tiến công trước để tự vệ” là một chủ trương độc đáo, sáng tạo. Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược. Thắng lợi này là đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, bị động.

    2. Nhận xét của em về phong trào khởi nghĩa chống quân Minh của nhân dân ta đầu TK XV trước khởi nghĩa Lam Sơn?

    Nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 – 1423 chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn. Ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng của ta còn yếu nghĩa quân đã gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan, có những lúc thiếu lương thực trầm trọng, bị bao vây, Lê Lai phải liều mình cứu chúa…Nhưng nghĩa quân với tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, chiuh đựng gian khổ, hi sinh không hề nao núng. Họ tin tưởng vào bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi, họ tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

    Bình luận
  2. Câu 1:

    *Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa :
    – Mục tiêu tấn công của ta chỉ là các căn cứ quân sự, kho lương thảo – là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược nước ta. Nên cuộc tiến công của ta mặc dù sang đất Tống nhưng là chính đáng. Trên đường tiến công, quân ta treo bảng nói rõ mục đích của mình, khi thực hiện xong mục đích ta chủ động rút khỏi đất Tống.
    – “Tiến công trước để tự vệ” là một chủ trương độc đáo, sáng tạo. Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược. Thắng lợi này là đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, bị động.

    * Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077):

    – Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

    – Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

    – Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.

    Bình luận

Viết một bình luận