1. việc nghiên cứu di truyền học ở con người gặp những khó khăn gì?
2.phương phá nghiên cứu phả hệ là gì ?
3. trẻ đồng sinh là gì? phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh là gì ? ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh?
4.trình bày đặc điểm di truyền , biểu hiện bên ngoài bệnh toocnor , đao, bệnh câm điếc bẩm sinh , bệnh bạch tạng.
5. những nguyên nhân nào gây ra bệnh di truyền ở người ? những biện pháp hạn chế các bệnh di truyền ở người ?
6. di truyền học tư vấn là gì ?
7. tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống ?
8. giải thích cơ sở khoa học của các quy định hôn nhân 1 vợ 1 chồng .
9. phự nữ nên sinh con ở độ tuổi nào ? vì sao?
1. Di truyền học ở người tuân theo các quy luật di truyền đã được phát hiện nhưng gặp phải những khó khăn: Các lí do thuộc phạm vi xã hội và đạo đức; Khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con; Số lượng NST lớn, kích thước nhỏ, cấu trúc của vật chất di truyền ở mức phân tử phức tạp, có nhiều vấn đề chưa được biết một cách tường tận.
2. Phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một hay nhiều gen kiểm soát) được gọi là phương pháp nghiên cứu phả hệ.
3. Trẻ đồng sinhhay gặp nhất là trẻ sinh đôi, có 2 trường hợp: sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.
Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng, người ta biết dược tính trạng nào dó chủ yếu phụ thuộc vào kiểu gen, rất ít hoặc không bị biến đổi dưới tác dụng của môi trường (tính trạng chất lượng) hoặc dễ bị biến đổi dưới tác dụng của môi trường (tính trạng số lượng).
6.Sự phối hợp các phương pháp xét nghiệm, chần đoán hiện đại về mặt di truyềr cùng với nghiên cứu phả hệ… đã hình thành một lĩnh vực mới của Di truyền học là Di truyền y học tư vấn.
7. Kết hôn gần tạo cơ hội cho những gen lặn gây hại có thể tổ hợp lại với nhau trong thể đồng hợp lặn => đột biến lặn, có hại được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp, tăng tỉ lệ bệnh tật di truyền ở trẻ sơ sinh => suy thoái giống nòi.
8.
Cơ sở khoa học của quy định: Nam chỉ lấy một vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng:
+ Trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1 và xét riêng ở khoảng tuổi trưởng thành, có thể kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật thì tỷ lệ nam : nữ cũng xấp xỉ 1 : 1. Như vậy quy định những người trong độ tuổi kết hôn theo luật quy định, nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chông là có cơ sở khoa học và hoàn toàn phù hợp.
9. Độ tuổi mang thai thích hợp nhất là từ 20 – 35 tuổi vì: Nếu mang thai sau 35 tuổi, phụ nữ có thể gặp phải nhiều biến chứng như tiền sản giật, sẩy thai, sinh non, thai ngoài tử cung… Khả năng sản suất trứng sẽ bắt đầu giảm từ tuổi 30