10. Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6 m/s. Cho g = 10 m/s2. Tìm: a) Độ cao cực đại của vật? b) Ở độ cao nào thì thế năng bằng động n

By Amaya

10. Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6 m/s. Cho g = 10 m/s2. Tìm:
a) Độ cao cực đại của vật?
b) Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng của vật?
11. Một vật có khối lượng 3,0 kg rơi không vận tốc đầu từ độ cao 100 m. (g = 10 m/s2).
a/ Tính động năng và thế năng của vật đó tại độ cao 10 m.
b/ Ở độ cao nào thì động năng bằng thế năng?
12. Một vật có khối lượng 2 kg ở độ cao 10 m được thả rơi xuống đất với vận tốc 4 m/s, lấy g = 10 m/s2. Hãy tính:
a/ Động năng, thế năng, cơ năng của vật tại độ cao đó?
b/ Động năng của vật khi vật rơi đến độ cao 9 m, vận tốc của vật khi đó là bao nhiêu?

0 bình luận về “10. Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6 m/s. Cho g = 10 m/s2. Tìm: a) Độ cao cực đại của vật? b) Ở độ cao nào thì thế năng bằng động n”

  1. Câu 10:

    a) Cơ năng là: \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}m{v^2} = 18m\)

    Độ cao cực đại là: \(H = \dfrac{{\rm{W}}}{{mg}} = \dfrac{{18}}{{10}} = 1,8m\)

    b) Độ cao thế năng = động năng là: \(h = \dfrac{H}{2} = 0,9m\)

    Câu 11:

    a) Cơ năng là: \({\rm{W}} = mgH = 30.100 = 3000J\)

    Thế năng là: \({{\rm{W}}_t} = mgh = 30.10 = 300J\)

    Động năng là: \({{\rm{W}}_d} = {\rm{W}} – {{\rm{W}}_t} = 3000 – 300 = 2700J\) 

    b) Độ cao thế năng = động năng là: \(h = \dfrac{H}{2} = 50m\)

    Câu 12:

    a) Động năng là: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2} = 16J\)

    Thế năng là: \({{\rm{W}}_t} = mgh = 20.10 = 200J\)

    Cơ năng là: \({\rm{W}} = {{\rm{W}}_t} + {{\rm{W}}_d} = 200 + 16 = 216J\)

    b) Động năng là: \({{\rm{W}}_d} = {\rm{W}} – mgh = 216 – 20.9 = 36J\)

    Vận tốc là: \(v = \sqrt {\dfrac{{2{{\rm{W}}_d}}}{m}}  = \sqrt {\dfrac{{2.36}}{2}}  = 6m/s\)

    Trả lời

Viết một bình luận