11. Nêu đặc điểm từng giai đoạn 1 của phong trào Cần vương. 12. Nêu đặc điểm từng giai đoạn 2 của phong trào Cần vương.

11. Nêu đặc điểm từng giai đoạn 1 của phong trào Cần vương.
12. Nêu đặc điểm từng giai đoạn 2 của phong trào Cần vương.

0 bình luận về “11. Nêu đặc điểm từng giai đoạn 1 của phong trào Cần vương. 12. Nêu đặc điểm từng giai đoạn 2 của phong trào Cần vương.”

  1. Nội dung

    Giai đoạn thứ nhất (1885 – 1888)

    Giai đoạn thứ hai (1888 – 1896)

    Lãnh đạo

    Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

    Văn thân, sĩ phu yêu nước.

    Lực lượng

    Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

    Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

    Địa bàn

    – Rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì.

    – Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên),…

     

    – Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi.

    – Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo,…

    Kết quả

    Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc và chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

    Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

    Đặc điểm

    – Phong trào diễn ra dưới danh nghĩa “cần vương”.

    – Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

    – Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

    – Mặc dù nhà vua đã bị bắt, phong trào vẫn diễn ra sôi nổi.

    – Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

    – Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa .

    Bình luận
  2. Giai đoạn 1: từ giữa năm 1885 đến tháng 11-1888

    + Sau khi chiếu Cần vương ra đời, nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước đã sôi nổi hưởng ứng. Họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc và Trung kì.

    + Có nhiều văn thân, tướng lĩnh tham gia như Trần Xuân Soạn, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Phạm Bành….

    + Đặc điểm của phong trào trong giai đoạn này là trong chừng mực nhất định, phong trào đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

    + Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, giai đoạn thứ nhất kết thúc.

    – Giai đoạn thứ 2: từ cuối năm 1888 đến năm 1896

    + Tuy không còn sự lãnh đạo thống nhất của triều đình nhưng phong trào Cần vương vẫn tiếp phát triển và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao hơn và duy trì cuộc chiến đấu chống Pháp trong nhiều năm như cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật, cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.

    + Pháp tăng cường càn quét, nghĩa quân phải chuyển địa bàn hoạt động từ vùng đồng bằng lên vùng trung du và rừng núi.

    + Tuy nhiên, phong trào Cần vương trong giai đoạn này vẫn không khắc phục được tình trạng lẻ tẻ, địa phương thiếu sự liên kết và chỉ đạo thống nhất. Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị thất bại, năm 1896, phong trào Cần vương kết thúc.

    Bình luận

Viết một bình luận