11. Thế nào là thành phần chính của câu? Hãy nêu và trình bày vai trò các thành phần chính của câu? Đặt câu và phân tích rõ. 12. Thế nào là câu trần

11. Thế nào là thành phần chính của câu? Hãy nêu và trình bày vai trò các thành phần chính của câu? Đặt câu và phân tích rõ.
12. Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho ví dụ?
13. Hãy trình bày các đặc điểm của câu trần thật đơn có từ là? Nêu một số kiểu câu trần thuật đơn có từ là?
14. Trình bày các đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là?
15. Thế nào là câu tồn tại? Cho ví dụ?
16. Thế nào là câu miêu tả? Cho ví dụ?
2. VĂN BẢN
2.1. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
1. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
2. Hãy tìm và chỉ ra các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
3. Hãy trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
4. Qua cái chết của Dế Choắt trong “Bài học đường đời đầu tiên”, Dế Mèn đã rút ra bài học gì cho mình?
5. Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
2.2. Văn bản “Sông nước Cà Mau”.
1. Văn bản “Sông nước Cà Mau” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
2. Vị trí người miêu tả trong “Sông nước Cà Mau” có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả?
3. Qua đoạn văn nói về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau trong “Sông nước Cà Mau”, em có nhận xét gì về các địa danh ấy?
4. Những chi tiết, hình ảnh nào về chợ Năm Căn trong “Sông nước Cà Mau” thể hiện được sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau?
5. Qua bài văn “Sông nước Cà Mau” , em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực Nam của tổ quốc?
2.3. Văn bản “Bức tranh của em gái tôi”.
1. Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản “Bức tranh của em gái tôi”.
2. Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Bức tranh của em gái tôi”.
3. Em có cảm nghĩ gì về nhân vật cô em gái trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”?
4. Truyện “Bức tranh của em gái tôi” được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?
5. Em rút ra được bài học gì từ văn bản “Bức tranh của em gái tôi”?
2.4. Văn bản “Vượt thác”.
1. Văn bản “Vượt thác” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
2. Cảnh con thuyền vượt thác trong bài “Vượt thác” được miêu tả như thế nào?
3. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả trong văn bản “Vượt thác”.
4. Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Vượt thác”.
5. Qua văn bản “Vượt thác”, em cảm nhận như thế nào về hình ảnh con người và thiên nhiên được miêu tả trong bài?

0 bình luận về “11. Thế nào là thành phần chính của câu? Hãy nêu và trình bày vai trò các thành phần chính của câu? Đặt câu và phân tích rõ. 12. Thế nào là câu trần”

  1.      Câu 11:

    – Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.

    – Một câu có hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ:

    Chủ ngữ

    – Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì?

    – Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.

    – Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ

    Vị ngữ

    – Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì?

    – Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

    – Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ

     VD:

         Ngày thứ năm trên đảo / một ngày trong trẻo, sáng sủa

                      CN                                                  VN

         Câu 12:

      –  Trần thuật là thuật lại một sự việc hay một sự kiện đang diễn ra. 

      VD:  

         Bên ngoài khung cửa, cánh đồng lúa đang đua nhau trổ bông.

         Câu 13:

    Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “là”:

    – Trong câu trần thuật đơn có từ là:

    + Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là và động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ), … cũng có thể làm vị ngữ.

    + Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ “là”:

    – Có một số kiểu câu trần thuật đơn có từ là đáng chú ý như sau:

    + Câu định nghĩa;

    + Câu giới thiệu;

    + Câu miêu tả;

    + Câu đánh giá.

       VD: Mẹ tôi  bác sĩ.

         Câu 14: 

    Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là. -Hai kiểu câu cơ bản : câu miêu tả và câu tồn tại. … Kiểu câu trần thuật đơn không có từ là còn được gọi là câu tả. Chủ ngữ của kiểu câu này thường do danh từ (cụm danh từ) đảm nhiệm.

         Câu 15: 

     Câu tồn tại là những câu dùng để thông báo về sự xuất hiện,tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật được gọi là câu tồn tại một trong những cách cấu tạo câu tồn tại là đảo chủ ngữ xuống sau vị ngữ.

      VD: 

     Trên đồng ruộng, trắng phau những cánh cò trắng.

     

         Câu 16:

    Trong tiếng Việt, những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm,…… của sự vật nêu ở chủ ngữ được gọi là câu miêu tả; trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.

       VD:

      Những cô cậu học trò / vui tươi đến trường.

       

    Bình luận
  2. Mk xin 5 sao và hay nhất ạ như bn hứa trên đề rồi nhé 

    #OLYMPIA WITH LOVE

    I. Đọc hiểu

    Câu 11:

    – Thành phần chính của câu là cụm chủ, vị góp phần quan trọng để tạo thành 1 câu hoàn chỉnh

    – Chủ ngữ có công việc trả lời cho các câu hỏi ai. Vị ngữ thì trả lời cho câu hỏi làm gì, thế nào, là gì…….

    – Chỉ có, kỉ niệm là cứ trẻ hoài như màu mắt trẻ thơ

    – Chỉ ra: Chỉ có thuộc thành phần bổ ngữ

    + kỉ niệm thuộc thành phần chủ ngữ

    + là cứ trẻ hoài như màu mắt trẻ thơ thuộc thành phần vị ngữ 

    Câu 12

    – Câu trần thuật đơn là câu do chỉ 1 cụm chủ ngữ và vị ngữ tạo thành dùng để tả, kể, giới thiệu về sự vật, sự việc nào đó.

    – VD: Hình ảnh trường xưa hiện lên như chớp lửa 

    Câu 13

    – Câu trần thuật đơn có từ “là” có vị ngữ thường do từ “là” kết hợp với danh tù ( cụm danh từ ) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ “là” với động từ ( cụm động từ ) hoặc tính từ ( cụm tính từ ) ,……. đều có thể làm vị ngữ.

    – Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.

    – Như: 

    + Câu định nghĩa

    + Câu giới thiệu

    + Câu miêu tả

    + Câu đánh giá

    Câu 14

    – Câu trần thuật đơn ko có từ ” là ” thì vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo nên.

    – Khi vị ngữ biểu thị í phủ định, nó kết hợp được với các từ không, chưa.

    Câu 15

    – Câu tồn tại dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật

    + VD: Đằng cuối bãi, tiến lại 2 cậu bé con

    Câu 16

    – Câu miêu tả dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm….của sự vật nêu ở chủ ngữ.

    + VD: Đằng cuối bãi, 2 cậu bé con tiến lại.

    II. Tạo Lập Văn Bản.

    1) VB Bài Học Đường Đời Đầu Tiên.

    Câu 1

    PTBĐ: Tự Sự kết hợp với Miêu Tả ( Trong đó Tự Sự là chính, Miêu Tả là phụ )

    Câu 2

    – Đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng và nhọn hoắt chẳng khác nào thanh kiếm. Không chỉ vậy đôi cánh của Dế cũng thật đẹp đẽ, dài xuống tận chấm đuôi, thân hình mang một màu nâu bóng mỡ, rắn chắc, khỏe mạnh,… 

    Câu 3

    ND: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính tình còn kiêu căng, sốc nổi. Do trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và tự cậu đã tự rút ra Bài Học Đường Đời Đầu Tiên

    NT: Miêu Tả loài vật của Tô Hoài rất hấp dẫn, sinh động, giàu tính gợi hình, ngôn ngữ chính xác.

    Câu 4

    Bài Học Dế Mèn rút ra: Ở đời mà có thói kiêu căng, sốc nổi có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào thân.

    Câu 5

    Bài Học Mà Em đã rút ra: Kiêu căng, tự phụ có thể làm ảnh hưởng đến người khác khiến mình hối hận suốt đời 

    + Cần phải biết suy nghĩ trước khi hành động

    + Nên biết quan tâm chia sẻ đến người khác.

    Bình luận

Viết một bình luận