1Chúng ta cần có biện pháp nào để hạn chế những tiêu cực tác động của cuộc CM khoa học kĩ thuật đưa đến
2Vì sao Nhật Bản phát triển thần kì sau ct thế giới thứ 2
3em hãy trình bày những chính sách khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân pháp đối vs vn trong lĩnh vục kt
4vÌ SAO mĩ vượt lên trở thành 1 trung tâm kt tài chính lớn nhất sau ct tg t2
Câu 1.
Biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của cuộc CM KH – KT:
– Hạn chế và tiến tới cam kết không chế tạo ra các loại vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.
– Cùng nhau xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp ở mọi nơi mọi lúc.
– Cắt giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế chất thải độc hại…
Câu 2.
Nhật Bản phát triển thần kì vì:
– Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
– Vai trò lãnh đạo, quản lí của Nhà nước.
– Các công ty của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, có sức cạnh tranh cao.
– Áp dụng thành tựu KH – KT để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
– Chi phí quốc phòng thấp
– Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (nguồn viện trợ của Mĩ, chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh ở Việt Nam,…).
Câu 3.
Trong cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), Pháp đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ 1924 – 1929, số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng.
– Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)
– Công nghiệp: đặc biệt là khai thác mỏ than, mở mang các ngành dệt, muối, xay xát,….
– Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.
– Giao thông vận tải: phát triển, mở rộng để phục vụ công cuộc khai thác.
– Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi.
– Tăng thu thuế: ngân sách Đông Dương thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912.
Câu 4.
– Lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên, nhân công dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạp.
– Lợi dụng chiến tranh để làm giàu.
– Áp dụng thành tựu KH – KT vào sản xuất để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
– Các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn của Mĩ có sức sản xuất lớn và cạnh tranh cao.
– Vai trò quản lí và điều tiết của Nhà nước.