2) Có các muối X, Y, Z chứa các gốc axit khác nhau. Cho biết: X + dung dịch HCl (hoặc dung dịch NaOH) → có khí thoát ra. Y + dung dịch HCl → có khí

2) Có các muối X, Y, Z chứa các gốc axit khác nhau. Cho biết:
X + dung dịch HCl (hoặc dung dịch NaOH) → có khí thoát ra.
Y + dung dịch HCl → có khí thoát ra.
Y + dung dịch NaOH → có kết tủa.
Ở dạng dung dịch:
Z + X → có khí thoát ra.
Z + Y → có kết tủa và khí thoát ra.
Xác định công thức hóa học của X, Y, Z và viết phương trình hóa học minh họa.

0 bình luận về “2) Có các muối X, Y, Z chứa các gốc axit khác nhau. Cho biết: X + dung dịch HCl (hoặc dung dịch NaOH) → có khí thoát ra. Y + dung dịch HCl → có khí”

  1. X, Y, Z lần lượt là (NH4)2CO3, Ba(HCO3)2,  NaHSO4

    (NH4)2CO3 + 2HCl → 2NH4Cl + CO2 + H2O

    (NH4)2CO3 + 2NaOH → 2NH3 + 2H2O + Na2CO3

    Ba(HCO3)2 + 2HCl → BaCl2 + 2CO2 + 2H2O

    Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O

    (hoặc: Ba(HCO3)2 + NaOH → BaCO3 + NaHCO3 + H2O)

    2NaHSO4 + (NH4)2CO3 → Na2SO4 + (NH4)2SO4 + CO2 + H2O

    NaHSO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4 + NaHCO3 + H2O + CO2

    (hoặc: 2NaHSO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4 + Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O)

    Bình luận
  2. Chúc bạn học tốt!!!

    Đáp án+Giải thích các bước giải:

    +) Xác định chất:

    `X` vừa tác dụng được với `HCl`, vừa tác dụng với `NaOH` đều giải phóng khí

    => `X` là muối của `NH_4^{+}`

    => Chọn `X` là `(NH_4)_2SO_3`

    `Y + HCl` tạo khí => `Y` là muối của `CO_3^{2-}` hoặc `HCO_3^{-}`

    => Chọn `Y` là `Ba(HCO_3)_2`

    `Z+Y` tạo kết tủa và khí => Kết tủa của `Ba^{2+}` và khí là `CO_2`

    => `Z` có tính $Axit$

    => `Z` là `KHSO_4`

    +) Pthh:

    `(NH_4)_2SO_3 + 2HCl \to 2NH_4Cl + SO_2 + H_2O`

    `(NH_4)_2SO_3 + 2NaOH \to Na_2SO_3 + 2NH_3 + 2H_2O`

    `Ba(HCO_3)_2 + 2HCl \to BaCl_2 + 2CO_2 + 2H_2O`

    `Ba(HCO_3)_2 + 2NaOH \to Na_2CO_3 + BaCO_3 + 2H_2O `

    `(NH_4)_2SO_3 + 2KHSO_4 \to K_2SO_4 + (NH_4)_2SO_4 + SO_2 + H_2O`

    `Ba(HCO_3)_2 + 2KHSO_4 \to BaSO_4 + K_2SO_4 + 2CO_2 + 2H_2O`

    Bình luận

Viết một bình luận