2.Tìm hiểu về Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết

2.Tìm hiểu về Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết

0 bình luận về “2.Tìm hiểu về Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết”

  1. Sau khi Kiến Phúc bị giết, ngày 1/8/1884 Ưng Lịch mới 13 tuổi được đưa lên ngôi vua, niên hiệu là Hàm Nghi. Lúc đó, Hoà ước Giáp Thân (6/6/1884) đã được ký kết. Lễ đǎng quang của Hàm Nghi không được Nam triều thông báo cho Khâm sứ Pháp tại Trung kỳ biết, nên Rê-na không thừa nhận vua mới.

    Tôn Thất Thuyết sinh ngày 29/3 năm Kỷ Hợi (12/5/1839) tại xóm Phú Mộng, xã Xuân Hòa, huyện Hương Trà (nay thuộc phường Kim Long – thành phố Huế) trong một gia đình có truyền thống binh nghiệp thuộc phòng 4 hệ 5 của dòng họ Nguyễn Phúc. Thân sinh là Đề đốc Tôn Thất Đính, thân mẫu là bà Văn Thị Thu.

    Bình luận
  2. ∞ Vua Hàm Nghi (3/8/1871-14/1/1944)

    + Là vị hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn.

    + Là em trai của vua Kiến Phúc.

    + Năm 1884 Hàm Nghi được đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở năm 13 tuổi.

    + Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại. Năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát chiếu Cần Vương kêu gọi chống lại thực dân Pháp.

    + Phong trào Cần Vương kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Algery (thủ đô xứ Algérie) và qua đời năm 1943 vì bệnh ung thư dạ dày

    ∞ Tôn Thất Thuyết (23/9/1839 – 1913)

    + Tự Đàm Phu, là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều các vua Dục ĐứcHiệp HòaKiến Phúc và Hàm Nghi của các triều đại phong kiến nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

    + Ông là người đã phế lập Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi trong một thời gian ngắn của lịch sử, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bên trong hoàng tộc.

    + Khi thất bại trong một cuộc binh biến 1885, Tôn Thất Thuyết đã phò tá vua Hàm Nghi đi Quảng Trị, tổ chức nghĩa quân chống Pháp, và ông nhân danh Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân Việt Nam chống lại thực dân Pháp. 

    + Toàn bộ gia đình ông cũng đều tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh và được người dân ca tụng là “Toàn gia yêu nước“.

    Bình luận

Viết một bình luận