2. Trình bày các bước Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam ( 1858 đến 1884)

2. Trình bày các bước Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam ( 1858 đến 1884)

0 bình luận về “2. Trình bày các bước Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam ( 1858 đến 1884)”

  1. – 17/2/1859, Pháp đánh thành Gia Định, quân triều đình nhanh chóng tan rã nhưng trước tinh thần chiến đấu của nhân dân ta

    -> Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị thất bại hoàn toàn →Pháp chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài, chinh phục từng gói nhỏ.

     – Đầu năm 1860, nước Pháp gặp nhiều khó khăn ở chiến trường Trung Quốc và Italia-> Dừng các cuộc tấn công, lực lượng địch ở Gia Định rất mỏng.

    Bình luận
  2. – Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam.

    – Theo kế hoạch của Pháp, đầu tiên Pháp sẽ đánh vào Đà Nẵng sau đó sẽ kéo quân ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

    – Sau 5 tháng tiến hành xâm lược, Pháp đã chiếm được bán đảo Sơn Trà.

    – Thất bai trước âm mưu đánh nhanh thắng nhanh ở Đà Nẵng, tháng 2 – 1859 quân Pháp kéo vào Gia Định(vì gia định là vựa lúa lớn nhất cả nước và xa nhà Thanh).

    – Quân Pháp phần lớn bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc, số còn lạ ở Gia Định chưa đến 1000 tên, phải dàn mỏng trên một phòng tuyến dài 10km. Nhưng quân ta vẫn đóng ở Đại đồn Chí Hòa mới được xây dựng trong tư thế “thủ hiểm”.

    – Sau khi Hiệp ước Bắc Knh được kí kết(25 – 10 – 1860), tạm thời kết thúc cuộc chiến tranh tại Trung Quốc, quân Pháp đã tập trung lực lượng đánh chiếm vào Gia Định.

    – Đêm 23 rạng sáng 24 – 2 -1861, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hòa → Đồn Chí Hòa thất thủ.

    – Thừa thắng, quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long.

    – Ngày 5 – 6 – 1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng chúng nhiều quyền lợi.(thừa nhận quyền cai quản của Pháp với ba tỉnh miền Đông Nam Kì…)(Gia Định, Định Tường, Biên Hòa)

    – Để dập tắt cuộc khởi nghĩa của Trương Đinh, tháng 2 – 1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hòa (Gò Công) → sau đó quân ta bị tấn công bất ngờ ở căn cứ Tân Phước vì quân Pháp được tay sai dẫn đường → do tấn công bất ngờ, quân dân ta không kịp phản công, Trương Định bị thương nặng, rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết(20 – 8 -1864).

    – Ngày 20 đến ngày 24 – 6 – 186, quân Pháp đã chiếm được các tỉnh miền Tây(Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) mà không tốn một viên đạn nào vì sự bạc nhược của triều đình Huế.

    – Ngay sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp đã bắt tay ngay vào việc thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bốc lột về kinh tế nhằm biến nơi này thành bàn đạp để đánh chiếm Cam – pu – chia, rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

    – Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp cướp biển. Từ cuối năm 1872, chúng cho tên lái buôn gây rối ở Hà Nội → lấy cớ giải quyết vụ Đuy – uy, hơn 200 quân Pháp do Giác – ni – ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.

    – Sáng ngày 20 – 11 – 1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội → buổi trưa, thành mất → Nguyễn Tri Phương bị thương, bị giặc bắt, ông nhịn ăn mà chết.

    – Trong vòng chưa đầy một tháng, Pháp cho quân tỏa đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.

    – Giữa lúc quân Pháp hoang mang vì thất bại ở Cầu Giấy, triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất(15 – 3 – 1874). Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

    – Tư bản Pháp phát triển mạnh, rất cần nguồn tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì nên chúng quyết tâm xâm chiếm bằng được.

    – Ngày 25 – 4 – 1882, Ri – vi – e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện. Không đợi trả lời, quân pháp nổ súng tân công → Đến trưa, thành mất → Hoàng Diệu thắt cổ tự tử để bảo toàn khí tiết.

    – Trong khi triều đình Huế vội vàng cầu cứu nhà Thanh, quân Pháp nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.

    Bình luận

Viết một bình luận