2, Vì sao nhà Nam Hán đưa quân sang xâm lược nước ta vào thế kỉ X? Ngô Quyền đã chuẩn bị kế hoạch kháng chiến chống quân Nam Hán như thế nào? Em đánh

2, Vì sao nhà Nam Hán đưa quân sang xâm lược nước ta vào thế kỉ X? Ngô Quyền đã chuẩn bị kế hoạch kháng chiến chống quân Nam Hán như thế nào? Em đánh giá như thế nào về kế hoạch này?
3, Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? Sau khi Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo đã có những việc làm gì để củng cố quyền tự chủ?
4, Trình bày các chính sách cai trị mà các triều đại phong kiến phương Bắc đã tiến hành ở nước ta. Chính sách đồng hóa về văn hóa mà các triều đại phong kiến phương Bắc thi hành ở nước ta có thành công hay không? Vì sao?
5, Theo em, sau hơn 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên ta đã để lại những gì cho các thế hệ sau này?
6, Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc? Những cuộc khởi nghĩa này có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc Việt Nam?
7, Trình bày những thành tựu về kinh tế, văn hóa của cư dân Chăm Pa. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế còn có những dấu tích nào của văn hóa Chăm Pa còn tồn tại?

0 bình luận về “2, Vì sao nhà Nam Hán đưa quân sang xâm lược nước ta vào thế kỉ X? Ngô Quyền đã chuẩn bị kế hoạch kháng chiến chống quân Nam Hán như thế nào? Em đánh”

  1. a, Nguyên nhân

    – Nguyên nhân sâu xa: nhà Nam Hán thực hiện tham vọng bành chướng và mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

    – Nguyên nhân trực tiếp: Vua Nam Hán nhân cơ hội Kiều Công Tiễn cầu cứu cho quân xâm lược nước ta lần hai.

     b, Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân Nam Hán:

    – Năm 938, Ngô Quyền tiến quân ra Đại La (Tống Bình – Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn.

    – Được tin quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị kháng chiến:

    + Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

    c, Diễn biến, ý nghĩa trận Bạch Đằng năm 938.

    * Diễn biến:

    – Cuối năm 938, đoàn thuyền Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.

    – Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

    – Nước triều bắt đầu rút. Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống không nổi phải rút chạy ra biển.

    – Đúng lúc nước triều rút, bãi cọc ngầm nhô lên. Quân ta tứ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc nhọn, vỡ tan tành. Số còn lại, vì thuyền to nặng nên không sao thoát khỏi trận địa bãi cọc. Quân ta, với thuyền nhỏ, đã nhẹ nhàng luồn lách, xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần bị chết đuối, thiệt hại đến quá nửa. Hoằng Tháo cũng bị thiệt mạng trong đám loạn quân.

    – Vua Nam Hán, được tin bại trận trên sông Bạch Đằng, con trai là Hoằng Tháo bị chết, đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

    * Ý nghĩa:

    – Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

    – Đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lược nước ta của phong kiến phương Bắc. Chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kì độc lập lâu dài của đất nước.

    3 Cuối thế kỉ IX nhà Đường suy yếu.

    – Giữa năm 905 Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức.

    – Khúc thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đánh chiếm Tống Binh rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

    – Đầu năm 906 vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ

    – Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay: Đặt lại các khu vực hành chínhcử người trông coi mọi việc đến tận xãđịnh lại mức thuếbi bỏ các thứ lao dịch, lập lại sổ hộ khẩu…

    4

    * Về tổ chức bộ máy cai trị:

    – Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

    – Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

    * Chính sách bóc lột về kinh tế:

    – Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.

    – Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền.

    – Nắm độc quyền muối và sắt.

    – Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.  

    * Chính sách đồng hóa về văn hóa:

    – Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

    – Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.

    – Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

    * Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta: chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.

    => Mục đích của các chính sách đô hộ trên là: đồng hóa nhân dân ta để dễ cai trị, biến nước ta trở thành một quận huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục đích ấy không thể thực hiện được.

    5* Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta:
    – Lòng yêu nước
    – Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước
    – Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc

    6

    Bài 17:

    Nguyên nhân:

    -Do chính sách bóc lột tàn bạo của nhà Hán.

    -Do Bà Trưng Trắc muốn trả thù cho chồng.

    =>Hai Bà Trưng khởi nghĩa.

    Diễn biến:

    -Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn.

    -Nhân dân các nơi kéo về Mê Linh, làm chủ rồi tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.

    -Tô Định bỏ trốn, quân Hán thất bại.

    Kết quả:

    Khởi nghĩa thắng lợi

    Ý nghĩa:

    -Là bước đầu cho ý chí vươn lên của dân tộc ta.

    -Mở đường, đặt phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này.

    Bài 18:

    Nguyên nhân: Do nhà Hàn đi xâm lược.

    Diễn Biến:

    -Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố.

    -Từ Hợp Phố chia quân ra làm 2 đg` thủy, bộ tiến vào nước ta.

    -Quân bộ qua Quỷ Môn Quan xuống vùng Lục Đầu.

    -Quân thủy qua sông Bạch Đằng lên Lục Đầu.

    -Cuộc chiến diễn ra ác liệt ở Lãng Bạc, Cổ Loa.

    -Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hi sinh ở Châu Khê

    Kết quả:

    Cuộc kháng chiến thất bại.

    Bài 19:

    Ko có cuộc khởi nghĩa :v

    Bài 20:

    Nguyên nhân:

    Do ách thống trị tàn bạo của nhà Ngô 

    Diễn biến:

    -Năm 248: cuộc khởi nghĩa bùng nổ tại Phú Điền.

    -Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân ở Cửu Chân và dần lan rộng khắp Giao Châu.

    -Lục Dân đem quân sang đàn áp ->Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng ( Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa).

    Kết quả:

    Khởi nghĩa thất bại.

    Ý nghĩa:Khẳng định ý chí muốn dành lại độc lập của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống lại nhà Hán.

    Bài 21

    Nguyên nhân:

    -Do nhà Lương đặt ách đô hộ hà khắc.

    -Nhân dân căm ghét chính quyền đô hộ.

    Diễn biến:

    -Mùa xuân 542, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Thái Bình(Sơn Tây). Lan ra nhiều nơi, đc nhiều ng` hưởng ứng.

    -Trong vòng 3 tháng, nghĩa quân chiếm đc hầu hết các quận, huyện.

    -Nhà Lương 2 lần đem quân sang đàn áp, nhưng thất bại.

    Kết quả.

    Kháng chiến tháng lợi.

    Ý nghĩa:

    Thấy đc lòng yêu nước, sự quyết giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân.

    -Mở ra một thời kì độc lập dân tộc.

    Bài 22:

    Nguyên nhân:

    -Do cuộc khởi nghĩa Lý Bí thất bại dưới ách đô hộ của quân Lương(Tháng 5/545 ).

    Diễn biến:

    Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.(Gọi ông là Dạ Trạch Vương).

    -Sáng ẩn nấp, tối tiến công.

    -Năm 550 nhà Lương có loạn, Triệu Quang Phục chớp thời cơ phản công và giành thắng lợi.

    Kết quả.:

    Trận chiến giành thắng lợi.

    Ý nghĩa:

    Ý chí đấu tranh ko ngại khuất phục, lược muốn hòa bình cho dân tộc.

    Bài 23:

    *Khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

    Nguyên nhân:

    -Do chính sách cai trị của nhà Đường.

    Diễn biến:

    -Đầu tk VIII, khởi nghĩa nổ ra tại Nghệ An->chiếm đc thành Hoan Châu->Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng.

    -Chọn Sa Nam xây dựng căn cứ xưng đế.

    -Liên kết với nhân dân Giao Châu và Cham- Pa tấn công thành Tống Bình.

    -Năm 722, Dương Tư Húc đem mười vạn quân sang đàn áp .

    Kết quả:

    Khởi nghĩa thất bại =^=

    Ý nghĩa:

    Cuộc khởi nghĩa dù thất bại nhưng cổ vũ tinh thần yêu nước đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. Để lại nhiều bài học quý báu cho đời sau.

    *Khởi nghĩa Phùng Hưng.

    Nguyên nhân:

    -Do chính sách cai trị bóc lột tàn bạo của nhà Đường.

    -Phùng Hưng thương dân->Nổi dậy đấu tranh.

    Diễn Biến:

    -Năm 776, Ông nổi dậy tại Đường Lâm(Hà Nội) ->Nhanh chóng chiếm đc thành Tống Bình

    Kết quả:

    Thắng lợi.

    Ý nghĩa:

    Tạo niềm tin, mong muốn hòa bình cho nhân dân…..

    Năm mới vui vẻ nha!

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    7

    * Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:

    – Nông nghiệp:

    + Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.

    + Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

    + Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.

    – Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.

    – Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

    * Văn hóa:

    – Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

    – Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

    – Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

    – Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…

    Bình luận
  2. a, Nguyên nhân

    – Nguyên nhân sâu xa: nhà Nam Hán thực hiện tham vọng bành chướng và mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

    – Nguyên nhân trực tiếp: Vua Nam Hán nhân cơ hội Kiều Công Tiễn cầu cứu cho quân xâm lược nước ta lần hai.

     b, Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân Nam Hán:

    – Năm 938, Ngô Quyền tiến quân ra Đại La (Tống Bình – Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn.

    – Được tin quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị kháng chiến:

    + Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

    c, Diễn biến, ý nghĩa trận Bạch Đằng năm 938.

    * Diễn biến:

    – Cuối năm 938, đoàn thuyền Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.

    – Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

    – Nước triều bắt đầu rút. Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống không nổi phải rút chạy ra biển.

    – Đúng lúc nước triều rút, bãi cọc ngầm nhô lên. Quân ta tứ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc nhọn, vỡ tan tành. Số còn lại, vì thuyền to nặng nên không sao thoát khỏi trận địa bãi cọc. Quân ta, với thuyền nhỏ, đã nhẹ nhàng luồn lách, xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần bị chết đuối, thiệt hại đến quá nửa. Hoằng Tháo cũng bị thiệt mạng trong đám loạn quân.

    – Vua Nam Hán, được tin bại trận trên sông Bạch Đằng, con trai là Hoằng Tháo bị chết, đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

    * Ý nghĩa:

    – Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

    – Đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lược nước ta của phong kiến phương Bắc. Chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kì độc lập lâu dài của đất nước.

    3 Cuối thế kỉ IX nhà Đường suy yếu.

    – Giữa năm 905 Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức.

    – Khúc thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đánh chiếm Tống Binh rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

    – Đầu năm 906 vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ

    – Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay: Đặt lại các khu vực hành chínhcử người trông coi mọi việc đến tận xãđịnh lại mức thuếbi bỏ các thứ lao dịch, lập lại sổ hộ khẩu…

    4

    * Về tổ chức bộ máy cai trị:

    – Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

    – Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

    * Chính sách bóc lột về kinh tế:

    – Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.

    – Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền.

    – Nắm độc quyền muối và sắt.

    – Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.  

    * Chính sách đồng hóa về văn hóa:

    – Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

    – Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.

    – Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

    * Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta: chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.

    => Mục đích của các chính sách đô hộ trên là: đồng hóa nhân dân ta để dễ cai trị, biến nước ta trở thành một quận huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục đích ấy không thể thực hiện được.

    5* Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta:
    – Lòng yêu nước
    – Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước
    – Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc

    6

    mình chỉ làm tới đây thôi mất hết thời gian rồi

    Bình luận

Viết một bình luận