21) Cách sắp xếp nào dưới đây biểu diễn độ hoạt động hóa học giảm dần:
a. K, Al, Mg, Cu, Fe c. K, Mg, Al, Fe, Cu
b. Cu, Fe, Mg, Al, K d. K, Cu, Al, Mg, Fe
22) Có các kim loại sau: Ag, Na, Cu, Al, Fe. Hai kim loại dẫn điện tốt nhất trong số đó lần lượt là:
a. Ag, Al b. Ag, Fe c. Cu, Na d. Ag, Cu
23) Một loại thủy tinh có hàm lượng gồm 75% SiO2, 12% CaO, còn lại là Na2O. Công thức hóa học của thủy tinh này là:
a. Na2O.CaO.6SiO2 c. 6Na2O.CaO.SiO2
b. 10Na2O.3CaO.25SiO2 d. Na2O.3CaO.2SiO2
24) Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4. Có thể làm sạch mẫu dung dịch MgSO4 này bằng kim loại:
a. Zn b. Mg c. Fe d. Cu
25) Khối lượng dung dịch NaOH 10% cần để trung hòa hết 200ml dung dịch HCl 1M là:
a. 40g b. 80g c. 160g d. 200g
26) Chỉ ra các chất tác dụng được với CaCO3:
a. Dung dịch NaCl b. Dung dịch K2SO4 c. Fe(OH)2 d. Dung dịch HCl
27) Để làm sạch mẫu kim loại đồng có lẫn kim loại sắt và kẽm, có thể ngâm mẫu đồng này vào dung dịch:
a. FeCl2 dư b. ZnCl2 dư c. CuCl2 dư d. AlCl3 dư
28) Dung dịch ZnCl2 bị lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể làm sạch dung dịch ZnCl2 này bằng kim loại:
a. Zn b. Mg c. Na d. Cu
29) Hiện tượng quan sát được khi thả một cây định sắt vào dung dịch CuSO4 loãng:
a. Cây đinh sắt hóa đỏ, màu xanh của dung dịch đậm dần.
b. Cây đinh sắt hóa đỏ, màu xanh của dung dịch nhạt dần.
c. Cây đinh sắt hóa đỏ, màu xanh của dung dịch không đổi.
d. Cây đinh sắt hóa xanh, dung dịch từ không màu hóa đỏ.
30) Kim loại nào dưới đây có thể tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại:
a. Al, Zn, Fe b. Zn, Pb, Au c. Mg, Fe, Ag d. Na, Mg, Al
31) Để làm sạch mẫu chì có lẫn kẽm, có thể ngâm mẫu chì này vào lượng dư dung dịch:
a. ZnSO4 b. CuCl2 c. Pb(NO3)2 d. Na2CO3
32) Dữ kiện nào dưới đây cho thấy nhôm hoạt động hóa học mạnh hơn sắt:
a. Al, Fe đều không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
b. Al có phản ứng với dung dịch kiềm
c. Nhôm đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối sắt
d. Chỉ có sắt bị nam châm hút
33) Hòa tan hoàn toàn 3,25g một kim loại M (hóa trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). M là:
a. Zn b. Fe c. Mg d. Ca
34) Phản ứng hóa học sau cho thấy:
Na2CO3(dd) + 2HCl(dd) → 2NaCl(dd) + H2O(l) + CO2(k)
a. HCl là axit mạnh c. HCl có tính axit mạnh hơn H2CO3
b. H2CO3 là axit yếu d. H2CO3 có tính axit mạnh hơn HCl
35) Nguyên tố phổ biến thứ hai trong tự nhiên là:
a. Oxi b. Silic c. Natri d. Clo
36) Trật tự tăng dần tính phi kim nào dưới đây là đúng:
a. P, S, F, Cl b. S, P, Cl, F c. F, Cl, S, P d. P, S, Cl, F
37) Cặp chất nào dưới đây không thể đồng thời tồn tại trong một dung dịch:
a. NaOH, MgSO4 b. KCl, Na2SO4 c. CuCl2, NaNO3 d. ZnSO4, H2SO4
38) Dung dịch axit nào dưới đây không nên chứa trong bình thủy tinh:
a. HCl b. H2SO4 c. HF d. HNO3
39) Nung 200kg CaCO3 được 89,6kg CaO. Hiệu suất của phản ứng đạt:
a. 80% b. 44,8% c. 55,2% d. 20%
40) Khử hoàn toàn 14,4g oxit sắt FexOy bằng CO ở nhiệt độ cao được 11,2g sắt. Công thức oxit sắt trên là:
a. FeO c. Fe3O4
b. Fe2O3 d. Không xác định được.
21. C
22. D
23. A
24. B
25. B
26. D
27. C
28. A
29. B
30. A
31. C
32. C
33. A
34. C
35. B
36. D
37. A
38. C
39. B
40. A