21 Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. chế độ phân biệt chủng tộc. B. chủ nghĩa thự

By Raelynn

21
Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A.
chế độ phân biệt chủng tộc.
B.
chủ nghĩa thực dân cũ.
C.
chế độ độc tài thân Mĩ.
D.
chính quyền tay sai Ba-ti-xta .
22
Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương Chính trị (10/1930)?

A.
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
B.
Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C.
Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là tất cả các giai cấp, tầng lớp.
D.
Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo.
23
Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 (tháng 5-1941) đã xác định mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội Việt Nam là gì?

A.
Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phát xít Nhật.
B.
Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với bọn tay sai, phản quốc.
C.
Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Nhật và tay sai.
D.
Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và tay sai.
24
Hoạt động chính của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là gì?

A.
Mở lớp huấn luyện chính trị, xuất bản báo chí tuyên truyền cách mạng.
B.
Thực hiện liên minh công nông.
C.
Mở lớp huấn luyện xây dựng phát triển kinh tế cho đất nước.
D.
Phát triển đội ngũ tri thức.
25
Chế độ phân biệt chủng tộc chủ yếu tồn tại ở khu vực nào của châu Phi?

A.
Đông Phi.
B.
Nam Phi.
C.
Tây Phi.
D.
Bắc Phi.
26
Khái niệm các nước Đông Âu để chỉ

A.
các nước tư bản chủ nghĩa ở phía đông châu Âu.
B.
các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa ở châu Âu.
C.
hệ thống phòng thủ của những nước yêu chuộng hòa bình.
D.
các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
27
Chính quyền cách mạng ở Nghệ-Tĩnh được gọi là chính quyền Xô viết vì:

A.
chính quyền đầu tiên của công nông.
B.
hình thức của chính quyền theo kiểu Xô viết (Nga).
C.
hình thức chính quyền theo kiểu nhà nước mới.
D.
chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo. 
28
Trong các điều khoản của Hiệp định Pari, điều khoản nào có ý nghĩa nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam?

A.
Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân Đồng minh, phá hết căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
B.
Các bên để nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do.
C.
Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
D.
Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
29
Tổ chức liên minh khu vực lớn nhất châu Phi là

A.
Liên bang Nam Phi.
B.
Liên minh châu Phi
C.
Đại hội dân tộc Phi.
D.
Hội đồng dân tộc Phi.
30
Thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta đã buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ?

A.
Thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc.
B.
Thắng lợi trong chiến dịch Hòa Bình.
C.
Thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
D.
Thắng lợi trong Chiến dịch Biên giới.
31
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời 1949 có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào cách mạng thế giới?

A.
Kết thúc ách nô dịch của phát xít Nhật
B.
Đưa Trung Quốc bước vào thời kỳ thực hiện cải cách mở cửa.
C.
Kết thúc hàng nghìn năm thống trị của chế độ phong kiến.
D.
Làm cho hệ thống CNXH được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
32
Quyết định của Hội nghị I-an-ta (tháng 2-1945) và những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã dẫn tới

A.
làm cho cục diện hai cực, hai phe xuất hiện trên thế giới.
B.
các nước tham chiến được hưởng nhiều quyền lợi sau chiến tranh.
C.
sự giải thể chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa.
D.
tạo điều kiện cho tất cả các thuộc địa nổi dậy giành độc lập
33
Đảng cộng sản Đông Dương đã chuyển hướng chỉ đạo đấu tranh trong thời kỳ 1936-1939 dựa trên cơ sở

A.
thực dân Pháp tăng cường khủng bố cách mạng.
B.
Đảng cộng sản Đông Dương hoạt động mạnh.
C.
đã có sự chuẩn bị kĩ càng.
D.
đường lối nghị quyết của Quốc tế cộng sản.
34
Mở đầu chiến dịch Biên giới thu đông 1950 ta tấn công ở

A.
Cao Bằng.
B.
Thất Khê
C.
Đông Khê
D.
Na Sâm
35
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Mĩ đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam để thực hiện âm mưu gì?

A.
Chống phá cách mạng miền Bắc.
B.
Cô lập miền Bắc.
C.
Phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.
D.
Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ của Mĩ.
36
Sự kiện nào mở đầu cho việc quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp?

A.
Pháp ra tối hậu thư yêu cầu ta phải giải tán các lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng (18/12/1946).
B.
Pháp tấn công vào trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ (23/9/1945).
C.
Pháp tăng cường quân đội tiến hành các cuộc tấn công ra miền Bắc.
D.
Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột ở các thành phố phía Bắc (12/1946).




Viết một bình luận