21. Từ năm 618, nước ta đặt dưới ách thống trị của triều đại nào? A. Hán B. Tống C. Đường D. Nguyên 22. Năm 679, nhà đường đổi Giao Châu thành A. A

By Jade

21. Từ năm 618, nước ta đặt dưới ách thống trị của triều đại nào?
A. Hán B. Tống C. Đường D. Nguyên
22. Năm 679, nhà đường đổi Giao Châu thành
A. An Nam đô hộ phủ B. An Bắc đô hộ phủ
C. An Tây đô hộ phủ D. An Đông đô hộ phủ
23. Dưới thời Đường, các hương xã ở đô hộ phủ do bộ phận nào cai quản?
A. Người Hán cai quản B. Người Hán và người Việt cùng cai quản
C. Các thái thú người Việt cai quản D. Người Việt tự cai quản
24. Trụ sở đô hộ phủ được đặt ở đâu dưới thời Đường
A. Cổ Loa B. Cửa sông Tô Lịch C. Việt Trì D. Tống Bình
25: Đọc đoạn ca dao sau và trả lời câu hỏi
“Nhớ khi nội thuộc triều Đường
Giang sơn, cố quốc nhiều điều ghê gai
Sâu quả vải vì ai vạch lá
Ngựa hồng trần kể đã héo hon
…..”
Đoạn ca dao trên nói về chính sách đô hộ nào của nhà Đường đối với nước ta
A. Thu nhiều loại thuế B. Bắt nhân dân cống nạp quả vải
C. Bắt nhân dân cống nạp ngọc trai D. Chính sách đồng hóa về văn hóa
26. Nội dung nào dưới đây không phải là chính sách cai trị của chính quyền đô hộ nhà Đường
A. Cho người Trung Quốc cai quản các châu, huyện
B. Tăng thêm đồn trú, xây thành lũy
C. Loại bỏ chính sách đồng hóa
D. Đặt thêm nhiều thứ thuế vô lí
27.Nhà Đường cho xây thành, đắp lũy, sửa sang các đường giao thông thủy, bộ, tăng quân đồn trú để làm gì?
A. Phát triển kinh tế nông nghiệp
B. Phục vụ cho nhu cầu, sai khiến của quan lại Trung Quốc
C. Thuận tiện cho bóc lột và đàn áp nhân dân
D. Mở rộng giao thương và buôn bán giữa các vùng
28. Nhân dân thường gọi Mai Thúc Loan là
A. Vua Mai B. Mai Hắc Đế C. Đế Mai D. Vua Hắc
29. Ai được mệnh danh là Bố Cái đại vương
A. Phùng Hưng B. Mai Thúc Loan C. Lý Bí D. Ngô Quyền
30. Đâu là các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu diễn ra từ thế kỉ VII đến thế kỉ IX
A. Hai Bà Trưng, Bà Triệu B. Lý Bí, Mai Thúc Loan
C. Mai Thúc Loan, Phùng Hưng D. Phùng Hưng, Triệu Quang Phục
31. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến bùng nổ những cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta trong các thế kỉ VII-IX?
A. Mâu thuẫn giữa chính quyền đô hộ và nhân dân ta
B. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ người Hán
C. Chính quyền đô hộ ngày càng suy yếu
D. Nhân dân chuẩn bị đầy đủ lực lượng để khởi nghĩa
32. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Cham-pa là
A. Nông nghiệp trồng lúa nước B. Thương nghiệp
C. Thủ công nghiệp D. Công thương nghiệp hàng hóa
33. Di sản nào của người Cham-pa còn tồn tại đến ngày nay
A. Thánh địa Mỹ Sơn B. Cố cung Huế C. Chùa Một Cột D. Đền Trần
34. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống văn hóa của cư dân Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?
A. Tục xăm mình, chôn cất người chết
B. Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật
C. Có tục hỏa táng người chết
D. Ở nhà sàn và ăn trầu cau
35. Vì sao từ năm 179 TCN đến thế kỉ X , trong lịch sử nước ta gọi là thời Bắc thuộc
A. Vì thời kì này chúng ta chịu những ảnh hưởng về kinh tế của phương Bắc
B. Vì đây là thời kì phụ thuộc về mặt văn hóa đối với phương Bắc
C. Vì dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
D. Vì đây là thời kì người phương Bắc phụ thuộc vào chúng ta
36. Đâu là triều đại mở đầu cho thời kì Bắc thuộc của nước ta?
A. Nhà Hán B. Nhà Triệu C. Nhà Ngô D. Nhà Lương




Viết một bình luận