3 : a) khái niệm của quần thể , hệ sinh thái b)khái niệm chuỗi thức ăn , lưới thức ăn và vec 1 chuỗi thức ăn và 1 lưới thức ăn C) thành phần của một hệ sinh thái
3 : a) khái niệm của quần thể , hệ sinh thái b)khái niệm chuỗi thức ăn , lưới thức ăn và vec 1 chuỗi thức ăn và 1 lưới thức ăn C) thành phần của một hệ sinh thái
$Quần$ $thể$ :
– quần thể là tập hợp các cá thể sinh vật cùng một loài, cùng sống trong một không gian xác định, vào thời điểm nhất định, có lịch sử phát triển chung và cách ly với quần thể cùng loài khác
$hệ$ $sinh$ $thái$ :
– Hệ sinh thái là một hệ thống mở hoàn chỉnh gồm các thành phần sống ) và các thành phần không sống sót như không khí, nước và đất khoáng (gọi chung là sinh cảnh).
$Chuỗi$ $thức$ $ăn$ :
– là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau. Mỗi loài được coi là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước nhưng cũng bị sinh vật mắt xích phía sau tiêu thụ. Các chuỗi thức ăn dày đặc tạo nên các mạng lưới thức ăn.
$Lưới$ $thức$ $ăn$ :
– là một khái niệm dùng trong sinh học, được hiểu là một tập hợp các chuỗi thức ăn có chung nhiều mắt xích tồn tại trong một hệ sinh thái nào đó. Trong lưới thức ăn, kể cả chuỗi thức ăn, mỗi một mắt xích là một loài sinh vật.
$Một$ $hệ$ $sinh$ $thái$ $hoàn$ $chỉnh$ $có$ $các$ $thành$ $phần$ $chủ$ $yếu$ $sau$ :
+ Các thành phần vô sinh như: đất, đá, nước, thảm mục…
+ Sinh vật sản xuất là: thực vật.
+ Sinh vật tiêu thụ gồm có: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt.
+ Sinh vật phân giải như: vi khuẩn, nấm.
a,
Quần thể là tập hợp các cá thể thuộc cùng một loài, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, và có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.
Quần xã sinh vật là tập hợp các sinh vật thuộc các loài khác nhau cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ sinh thái qua lại lẫn nhau.
Hệ sinh thái là tập hợp bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng.
b,
– Chuỗi thức ăn là một dãy các loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau.
Ví dụ: Cỏ → Bọ ngựa → Chuột → Rắn → Vi sinh vật
– Lưới thức ăn là tập hợp gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung
Ví dụ: (hỉnh ảnh)
c, Thành phần của một hệ sinh thái:
– Thành phần vô sinh: Đất, nước, không khí, độ ẩm,…
– Thành phần hữu sinh:
+ Sinh vật sản xuất: cây cối, các loài thực vật,..
+ Sinh vật tiêu thụ: động vật như: chim chóc, hươu nai, hổ báo,..
+ Sinh vật phân giải: một số loài vi khuẩn và nấm,…