3. Hãy xác định sắc thái ý nghĩa trong các câu cầu khiến sau đây: a. Hỡi anh chị em nhà nông tiến lên ! b. Anh cứ trả lời thế đi! c. Đi đi, con!

3. Hãy xác định sắc thái ý nghĩa trong các câu cầu khiến sau đây:
a. Hỡi anh chị em nhà nông tiến lên ! b. Anh cứ trả lời thế đi!
c. Đi đi, con! d. Mày đi đi!
4. So sánh các câu sau đây:
– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! (Ngô Tất Tố)
– Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ!
– Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ!
a. Xác định sắc thái mệnh lệnh trong các câu trên ?
b. Câu nào có tác dụng nhất ? Vì sao ?
5. Xác định chức năng của câu nghi vấn trong các đoạn trích sau:
a. « Thoắt trông lờn lợt màu da
Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao? (Nguyễn Du)
b. Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:
– Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được! (Em bé thông minh)
c. Mụ vợ nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão:
– Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi đi. (Ông lão đánh cá và con cá vàng)
6. Các câu nghi vấn sau đây biểu thị những mục đích gì?
a. Bác ngồi đợi cháu một lúc có được không ạ?
b. Cậu có đi chơi biển với bọn mình không?
c. Cậu mà mách bố thì có chết tớ không?
d. Sao mà các cháu ồn thế ?
e. Bài văn này xem ra khó quá cậu nhỉ?
g. Sao u lại về không thế?
7. Trong các trường hợp sau đây:
– Đốt nén hương thơm mát dạ người
Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi! (Tố Hữu)
– Hãy còn nóng lắm đấy nhé! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn. (Ngô Tất Tố)
a. Câu nào là câu cầu khiến ?
b. Phân biệt sự khác nhau giữa từ hãy trong 2 trường hợp trên.
8. Các câu sau đây có phải là câu cảm thán không? Vì sao?
a. Lan ơi! Về mà đi học!
b. Thôi rồi, Lượm ơi! (Tố Hữu)

0 bình luận về “3. Hãy xác định sắc thái ý nghĩa trong các câu cầu khiến sau đây: a. Hỡi anh chị em nhà nông tiến lên ! b. Anh cứ trả lời thế đi! c. Đi đi, con!”

  1. 3,

    a) Hỡi anh chị em nhà nông tiến lên !

    → Tha thiết, mạnh mẽ.

    b) Anh cứ trả lời thế đi !

    → Thân hữu.

    c) Đi đi, con !

    → Dịu dàng, nhẹ nhàng, thân mật.

    d) Mày đi đi !

    → Bực bội, gắt gỏng.

    4,

    a. -Chồng tôi đau ốm,ông k được phép hành hạ : Kiên quyết

    -Chồng tôi đau ốm,ông đừng hành hạ: Cầu khẩn

    -Chồng tôi đau ốm,xin ông chớ hành hạ: Van xin

    b, 

    Câu 1 là câu có tác dụng nhất : “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !”. Vì đây là mệnh lệnh từ trái tim, từ lẽ phải → chị Dậu kiên quyết hành động để bảo vệ chồng

    5,

    a, Câu nghi vấn: “Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao?”

    Chức năng: Bộc lộ cảm xúc

    b, Câu nghi vấn: “-Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được?”

    Chức năng: Phủ định, bộc lộ cảm xúc

    c, Câu nghi vấn: “Mày cãi à?”; “Mày dám cãi bà nhất phẩm phu nhân à?”

    Chức năng: Đe dọa.

    6,

    a. Bác ngồi đợi cháu 1 lúc có được không ạ ?

    ⇒ Cầu khiến

    b. Cậu có đi chơi biển với bọn mình không ?

    ⇒ Hỏi

    c. Cậu mà mách bố thì có chết tớ không ?

    ⇒ Đe dọa

    d. Sao mà các em ồn thế ?

    ⇒ Bộc lộ cảm xúc

    e. Bài văn này xem ra khó quá cậu nhỉ ?

    ⇒ Khẳng định

    g. Sao u lại về không thế ?

     ⇒ Hỏi

    7,

    a, Câu nào là câu cầu khiến?

     Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi!

    b, Từ “hãy” trong câu ”Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi!” để yêu câu đề nghị. 

    8,

    Câu A : không phải cảm thán vì nó chỉ là câu gọi-đáp thông thường, không biểu hiện cảm xúc dù có dấu chấm than

    Câu B : là câu cảm thán vì nó bộc lộ cảm xúc thương xót cho Lượm và có dấu chầm than 

    `text{Xn hay nhất ak}`

    Bình luận

Viết một bình luận