3 phương pháp nhận ra chất giọng của riêng mình

3 phương pháp nhận ra chất giọng của riêng mình

By mtrend

Bạn luôn muốn trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp? Chỉ cần bạn có đam mê, việc còn lại, cứ để mTrend lo! Nếu đã sở hữu sẵn một giọng ca trời phú, thì bước tiếp theo chính là tìm ra chất giọng của riêng mình!

Bí quyết để trở thành một ca sĩ thực thụ là có được một chất giọng riêng, có kỹ thuật và chăm chỉ luyện thanh. Khi hội tụ đủ tất cả những yếu tố đó, bạn đã sẵn sàng để toả sáng!

Phương pháp 1: “Tìm hiểu” giọng hát của bạn

Nhận biết âm vực của bạn

Âm vực chính là thước đo số lượmg quãng tám mà bạn có thể hát được, từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất. Để tìm ra âm vực của mình, bạn có thể thử phương pháp xướng theo thang âm (Gam). Bắt đầu từ nốt thấp nhất mà bạn có thể hát rõ ràng, tiếp tục cho đến khi bạn không thể “với tới” nốt cao hơn nữa. Cố gắng di chuyển lên và xuống để tìm ra được nốt nhạc cao nhất và thấp nhất mà bạn có thể hát tốt và cảm thấy thoải mái.

Cách nghe giọng thật của mình
mTrend bật mí: Thu Minh sở hữu giọng Soprano có âm vực “khủng” nhất nhì V-Pop!

Có 7 loại giọng chính: Soprano (Nữ cao), Mezzo-Soprano (Nữ trung – giọng nữ kịch tính), Alto (Nữ trầm), Countertenor (giọng Phản nam), Tenor (Nam cao), Baritone (Nam trung) và Bass (Nam trầm).

+Khởi động bằng cách xướng các Gam Trưởng, bắt đầu từ nốt Do giữa, tiếp tục hát Do-Re-Mi-Fa-Sol-Fa-Mi-Re-Do và tăng/giảm nửa cung khi chuyển sang Gam mới.

+Ghi chú lại tất cả những Gam bạn có thể hát rõ ràng nhất, và khó hát nhất, để có thể có thể xác định được chất giọng của bạn thuộc loại nào.

Nhận biết Cữ âm của bạn

Cữ ậm là quãng giọng mà khi hát bạn cảm thấy thoải mái nhất và giọng hát của bạn nghe dễ chịu nhất. Âm vực có thể rộng hơn Cữ âm. Bạn có thể hát được những nốt rất cao hoặc rất thấp, nhưng luôn có một quãng âm mà mà giọng hát của bạn cất lên một cách dễ dàng mà vẫn mang nhiều nội lực.

Nếu có một bài hát mà bạn cảm thấy mình thường hay ngâm nga theo thì rất có thể, bạn cảm thấy giọng của mình nghe “bá đạo” nhất khi hát bài đó. Vậy thì hãy chú ý đến các nốt nhạc trong bài hát đó nhé!

Bạn cũng có thể mở rộng Cữ âm của mình bằng cách tập luyện thường xuyên để hát một cách thoải mái và có nhiều nội lực hơn.

Ứng dụng tìm quãng giọng

Áp dụng đúng kỹ thuật thanh nhạc

Nếu không áp dụng đúng kỹ thuật thì bạn sẽ chẳng thể biết được giọng hát thật sự của mình. Kỹ thuật giúp cho giọng hát của bạn rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Lưu ý những điểm sau khi luyện tập:

– Đúng tư thế: đứng thẳng lưng để lấy hơi một cách dễ dàng, giữ cho cổ họng thư giãn, thoải mái.

– Lấy hơi đúng cách: phải đảm bảo bạn lấy hơi từ cơ hoành. Phần bụng phải phình ra khi hít vào và hóp lại khi thở ra. Động tác này giúp bạn điều khiển được độ cao của mình.

– Mở rộng cổ họng khi hát.

 

Phương pháp 2: Luyện hát

Luôn khởi động để làm ấm giọng

Dây thanh âm trong cổ họng bạn là cơ bắp, do đó chúng cần có thời gian khởi động để tránh bị giãn quá mức. Bắt đầu khởi động bằng phương pháp xướng Gam trong vòng 10-15 phút. Khi dây thanh âm đã được làm ấm, việc tập hát có thể được bắt đầu!

Ứng dụng kiểm tra giọng hát

Chọn đúng bài

Lựa chọn bài hát phù hợp với quãng giọng chính là cho mình cơ hội thể hiện bài hát một cách tốt nhất và khám phá chất giọng tuyệt vời tiềm ẩn bên trong bạn bấy lâu nay!

– Hãy thử hát theo bản thu của những bài hát mà bạn chọn cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái khi hát những bài đó.

– Khi đã cảm thấy thoải mái, hãy tự mình hát mà không cần bản thu, có thể kết hợp với nhạc cụ.

– Thử nhiều thể loại nhạc khác nhau. Có thể bạn yêu thích hip hop, nhưng biết đâu nhạc jazz hay nhạc đồng quê lại chính là chất giọng riêng khiến bạn toả sáng? Cho mình cơ hội để thử qua tất cả các thể loại nhạc bạn nhé!

Làm sao để biết mình hát có hay không
Bạn nên chọn một bài hát phù hợp với quãng giọng của mình, để thể hiện bài hát đó một cách tốt nhất.

Ghi âm lại giọng hát của mình

Ghi âm lại quá trình luyện tập và ghi chú những điều bạn cần phải luyện thêm để giúp bài hát hay hơn cũng như những đoạn mà bạn đã thực hiện tốt.

“Biểu diễn” cho người khác xem

Đôi khi rất khó để biết bản thân cần phải cải thiện điều gì nếu không có nhận xét từ người khác. Hát cho bạn bè và người thân và nhờ họ đưa ra những nhận xét chân thật về giọng hát của bạn.
Khi có được những lời nhận xét, hãy ghi nhớ cho những lần tập tiếp theo.
Quán Karaoke là nơi tuyệt vời để luyện hát trước những người khác.

Phương pháp 3: Phá cách trong giọng hát của mình

Tìm cho mình một phong cách riêng.

Điều gì làm cho giọng hát của bạn độc nhất? Một khi đã hiểu những điểm hạn chế trong quãng giọng, bạn có thể thử nghiệm nhiều phong cách khác nhau để tìm được chất giọng hoàn hảo nhất với mình.

Tham gia một ban nhạc hoặc ca đoàn:

Hát cùng những nhạc sĩ khác sẽ giúp bạn tìm được những lối hát sáng tạo hơn. Đăng ký vào môt câu lạc bộ âm nhạc tại trường học của bạn, hoặc cùng với bạn bè thành lập một ban nhạc với bạn là giọng ca chính. Bạn cũng có thể đăng ký dự tuyển cho một chương trình âm nhạc, hoặc “ngầu” hơn, tìm hiểu thử trải nghiệm của một nghệ sĩ đường phố, miễn là bạn có cơ hội để được biểu diễn.

Kiểm tra giọng hát online
mTrend gợi ý: Tham gia vào một ban nhạc sẽ giúp bạn sáng tạo hơn trong phong cách biểu diễn của mình

Tham gia một lớp học luyện thanh

Nếu bạn nghiêm túc theo đuổi con đường ca hát, bạn nên tìm đến những giảng viên chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp bạn biết cách sử dụng giọng ca của mình như một “nhạc cụ”. Bạn có thể khám phá âm vực của bạn rộng hơn bạn vẫn nghĩ, cũng như tìm cho bản thân phong cách biểu diễn phù hợp với khả năng của mình.

Xem thêm:

Danh ca huyền thoại thế giới Chris Norman tươi cười khi đến Việt Nam

15 TIPS HỮU ÍCH CHO VIỆC NÂNG TẦM TRÌNH GUITAR CỦA BẠN

6 lợi ích bất ngờ từ việc ca hát

mTrend tổng hợp
Ảnh: Internet

Viết một bình luận

Chương trình giúp "CON GIỎI NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT" thành thạo tiếng anh trước tuổi lên 10 và nhiều phần quà hấp dẫn. Tìm hiểu thêm