39* Chứng minh 12n + 1/ 30n + 2 là PHÂN SỐ TỐI GIẢN. ( n ∈ N) 40* Cộng cả tử và mẫu của Phân Số 23/40 với cùng một số tự nhiên n rồi rút gọn, ta đượ

39*
Chứng minh 12n + 1/ 30n + 2 là PHÂN SỐ TỐI GIẢN.
( n ∈ N)
40*
Cộng cả tử và mẫu của Phân Số 23/40 với cùng một số tự nhiên n rồi rút gọn, ta được 3/4. Tìm số n.
Làm đúng (vote 5 sao và cảm ơn)
Làm đúng + giải thích (vote 5 sao, câu trả lời hay nhất và cảm ơn)

0 bình luận về “39* Chứng minh 12n + 1/ 30n + 2 là PHÂN SỐ TỐI GIẢN. ( n ∈ N) 40* Cộng cả tử và mẫu của Phân Số 23/40 với cùng một số tự nhiên n rồi rút gọn, ta đượ”

  1. Đáp án:

    Bài `39:` `(12n+1)/(30n+2)` tối giản với mọi `n \in NN`

    Bài `40:` `n=28`

    `text()`

    Giải thích các bước giải:

    Bài `39:`

    Gọi `d=ƯC(12n+1,30n+2)`

    Ta có `:`

    $\begin{cases} 12n+1 \vdots d\\30n+2 \vdots d\end{cases}$ `⇒` $\begin{cases} 5(12n+1) \vdots d\\2(30n+2) \vdots d\end{cases}$ `⇔` $\begin{cases} 60n+5 \vdots d\\60n+4 \vdots d\end{cases}$

    `⇒` `(60n+5)-(60n+4)\vdots d`

    `⇒` `1 \vdots d` `⇔` `d∈Ư(1)` `⇔` `d=1` 

    Vậy `(12n+1)/(30n+2)` tối giản với mọi `n \in NN`

    `text()`

    Bài `40:`

    Theo đề bài ta có `:` 

    Khi cộng cả tử và mẫu của phân số `23/40` với cùng một số tự nhiên `n` rồi rút gọn được `3/4` nên `:`

    `(23+n)/(40+n)=3/4`

    `⇔` `4(23+n)=3(40+n)`        `(` sử dụng tích chéo `)`

    `⇔` `92+4n=120+3n`

    `⇔` `(92+4n)-(120+3n)=0`

    `⇔` `92+4n-120-3n=0`

    `⇔` `(92-120)+(4n-3n)=0`

    `⇔` `-28+n=0`

    `⇔` `n=0-(-28)`

    `⇔` `n=28`

    Vậy `n=28`

    Bình luận
  2. Câu `34:`
    `(12n+1)/(30n+2)` `(n ∈N)`
    Gọi `d=UC(12n+1,30n+2)`
    \(\left[ \begin{array}{l}(12n+1) \vdots d\\(30n+2) \vdots d\end{array} \right.\) `=>` \(\left[ \begin{array}{l}5(12n+1) \vdots d\\2(30n+2) \vdots d\end{array} \right.\) 
    `=>[5(12n+1)-2(30n+2)] \vdots d`
    `=>[60n+5-(60n+4)] \vdots d`
    `=>(60n+5-60n-4) \vdots d`
    `=>1 \vdots d`
    Vì `d∈Ư(1)` nên `d=1` `->đpcm`
    Vậy phân số `(12n+1)/(30n+2)` tối giản 
    Câu `40:`
    Khi cộng số `n` vào tử số và mẫu số của phân số `23/40` thì hiệu của phân số đó không thay đổi và vẫn là `40-23=17`
     Ta có sơ đồ :
    Mẫu số : |——|——|——|——|
    Tử số    : |——|——|——|
    ( Hiệu : `17` )
      Tử số của phân số đó là :
       `17:(4-3)xx3=51`
      Vậy : Số `n` là :
       `51-23=28` 
                 Đáp số : `28`

    Bình luận

Viết một bình luận