4 câu ạ, mong mn giúp mai em thi rồi :( Câu 1: Đặc điểm cấu trúc đạ hình Bắc mĩ, Nam mĩ Câu 2: Quá trình đô thị hóa ở Trung, Nam mĩ khá với Bắc Mĩ như

4 câu ạ, mong mn giúp mai em thi rồi 🙁
Câu 1: Đặc điểm cấu trúc đạ hình Bắc mĩ, Nam mĩ
Câu 2: Quá trình đô thị hóa ở Trung, Nam mĩ khá với Bắc Mĩ như thế nào?
Câu 3: Tại sao đặt bộ phận lục địa Ô- xtrây – li – a Là hoang mạc
Câu 4: Trình bày khái quát tự nhiên của Châu Nam Cực, Châu Âu, Chây đại dươngg
Em cần gấp lắm ạ!
Mong anhhh, chị giúp em :3
Nhanh + Đúng + Ngắn gọn = ctlhn
20đ mỗi câu 5đ

0 bình luận về “4 câu ạ, mong mn giúp mai em thi rồi :( Câu 1: Đặc điểm cấu trúc đạ hình Bắc mĩ, Nam mĩ Câu 2: Quá trình đô thị hóa ở Trung, Nam mĩ khá với Bắc Mĩ như”

  1. Câu 1:

    * Địa hình của Bắc Mĩ :
    – Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 – 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. 
    + Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
    + Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc – tây nam. 

    * Địa hình Nam Mĩ: chia làm 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
    – Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
    – Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
    – Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

    Câu 2: Quá trình đô thị hóa ở Trung, Nam mĩ khá với Bắc Mĩ

    – Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.

    – Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.

    Câu 3: bộ phận lục địa Ô- xtrây – li – a Là hoang mạc vì

    – Chí tuyến nam đi qua giữa lãnh thổ lục địa Ô-xtrây-li-a, nên đại bộ phận lãnh thổ lục địa Ô-xtrây-li-a nằm trong khu cữ áp cao chí tuyến, không khí ổn định khó gây mưa.
    – Phía đông của lục địa Ô-xtrây-li-a lại có dãy Trường Sơn nằm sát biển chạy dài từ bắc xuống nam chắn gió từ biển thổi vào lục địa gây mưa ở sườn đông Trường Sơn, nhưng hiệu ứng phơn làm cho lượng mưa phía sườn chắn gió giảm dần theo chiều từ đông sang tây, làm cho khí hậu phần lớn của lục địa Ô-xtrây-li-a là khô hạn.

    Câu 4: khái quát tự nhiên của Châu Nam Cực, Châu Âu, Chây đại dương.

      Châu Âu:

    diện tích:10 triệu km2 
    -nằm ở vĩ tuyến từ 36độ bắc đến 71 độ bắc 
    -nằm chủ yếu ở đới ôn hòa 
    bờ biển bị cắt sẻ mạnh,biển lấn sâu vào đất liền tạo thành nhiều đảo và vùng vịnh 
    địa hình:có 3 dạng địa hình:núi già,đồng bằng,núi trẻ 
    khí hậu:ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải 
    sông ngòi:dày đặc,lượng nc dồi dào 
    -có các con sông lớn: sông von-ga, đa-nuýp, rai-nơ 
    *thảm thực vật: 
    -thay đổi từ đông sang tây 
    -dựa vào yếu tố nhiệt độ lượng mưa 

       Châu Nam Cực:

    – Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu km2 .

    – Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam tới cực Nam ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực. Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường 20o C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.

    -Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực bị băng phủ quanh năm, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Thể tích khối băng lên đến 35 triệu km3

    – Châu Nam Cưc chỉ có các loài động vật sống dựa vào nguồn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như : chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…

    – Châu Nam Cực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt .

      Châu Đại Dương:

    là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14 triệu km2 (5,4 triệu dặm2), châu Nam Cực là lục địa lớn thứ năm về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km (1,2 dặm).[3] Băng trải rộng ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực.

    *Khí hậu:
    – Khí hậu lạnh lẽo và khắc nghiệt
    – Nhiệt độ quanh năm dưới 0*C, băng tuyết bao phủ quanh năm
    – Nhiều gió bão nhất thế giới, vận tốc của gió thường trên 60km/giờ
    *Địa hình:
    – Là một cao nguyên băng khổng lồ, cao trung bình 2600m
    – Băng bao phủ 98% diện tích lục địa
    *Động vật và khoáng sản:
    – Do khí hậu lạnh khắc nghiệt nên thực vật không thể tồn tại
    – Động vật phong phú, có khả năng chịu rét như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, cá voi xanh,… sống ở ven lục địa
    -Khoáng sản: Giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên,…

    Bình luận
  2. Câu 1:

    Nam mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên và núi thấp

    Bắc Mĩ , đồng bằng trung tâm cao ở phía Bắc, thấp dần về phía Nam

    Nam Mĩ  là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau

    Câu 2:

    Ở Bắc Mĩ, đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa 

    Ở Trung và Nam Mĩ đô thị hóa tự phát ,ko gắn liền với quá trình  công nghiệp như việc làm, ô nhiễm môi trường.

    Câu 3:

    Phía Đông có dòng biển nóng nhưng bị dãy Trường Sơn Ô-xtrây-lia chặn lại . Ko xâm nhập vào đc đất liền.

    Phía Tây là dòng biển lạnh chạy qua nhưng phía Tây có những Sơn Nguyên thấp nên dễ dàng xâm nhập đất liền. Dòng biển lạnh ko bốc hơi nước được nên ko có mưa nên lục địa ô-xtray-lia đc gọi là hoang mạc.

    Câu 4:

    Châu Nam cực chỉ có các loài động vật sống dựa vào nguồn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như: chim cánh cụt, hải cẩu,…và có nhiều than và sắt.

    Phần lớn các đảo Châu Đại dương có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều,…

    Nhớ vote 5*

    Bình luận

Viết một bình luận