4/ Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở dưới. (1) Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Huy Cận) (2) Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thư

4/ Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
(1) Mặt trời xuống biển như hòn lửa
(Huy Cận)
(2) Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
(Xuân Quỳnh)
(3) Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe…
(Nguyễn Ngọc Tư)
a) Từ biển ở câu nào được dùng với nghĩa gốc?
b) Từ biển trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển và được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Có thể coi các trường hợp chuyển nghĩa đó là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Giúp mik vs ạ cảm ơn

0 bình luận về “4/ Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở dưới. (1) Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Huy Cận) (2) Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thư”

  1. a) câu (1)

    b) – Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩaTừ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.

    – Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

    – Từ “biển” trong câu (1) được dùng với nghĩa gốc.

    – Từ biển trong câu (2), (3) được dùng với nghĩa chuyển.

    + Từ biển trong câu (2) tác giả dùng biển để chỉ nhân vật trữ tình em, dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa biển và em theo cảm nhận của nhà thơ, nhằm thể hiện tình yêu rộng lớn, nỗi nhớ mênh mông, cồn cào khi xa cách thuyền – anh.

    + Từ “biển” được dùng với nghĩa chuyển và chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ để chỉ khối lượng nhiều, đông đảo ví như biển. Ở đây “biển người” là chỉ khối lượng người rất lớn.

    Bình luận
  2.  a,

    Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩaTừ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.

    – Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

    – Từ “biển” trong câu (1) được dùng với nghĩa gốc.

    – Từ biển trong câu (2), (3) được dùng với nghĩa chuyển.

    + Từ biển trong câu (2) tác giả dùng biển để chỉ nhân vật trữ tình em, dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa biển và em theo cảm nhận của nhà thơ, nhằm thể hiện tình yêu rộng lớn, nỗi nhớ mênh mông, cồn cào khi xa cách thuyền – anh.

    + Từ “biển” được dùng với nghĩa chuyển và chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ để chỉ khối lượng nhiều, đông đảo ví như biển. Ở đây “biển người” là chỉ khối lượng người rất lớn.

    b,

    Không phải TH nào chuyển nghĩa cúng làm cho từ trở thành từ nhiều nghĩa:

    -Từ biển trong câu 2 là ẩn dụ tu từ. Tác giả dùng biển để chỉ nhân vật trữ tình em, dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa biển và em theo cảm nhận của nhà thơ, nhằm thể hiện tình yêu rộng lớn, nỗi nhớ mênh mông, cồn cào khi xa cách thuyền-anh.Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ bởi sự chuyển nghĩa đó chỉ có tính chất lâm thời, gắn với hoàn cảnh sử dụng cụ thể nhằm mục đích tu từ; nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới.

    -Từ biển trong câu 3 là ẩn dụ từ vựng, tạo ra nghĩa khá ổn định, gắn với từ, biểu thị ý  khối lượng nhiều, đông đảo, ví dụ như biển.Đây là hiện tượng phát triển nghĩa của từ.

    Bình luận

Viết một bình luận