4. một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6m/s ở độ cao 10m a) tìm độ cao cực đai( 11.8m) b) ở độ cao nào thì thế năng bằng 1 nửa động năng?

4. một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6m/s ở độ cao 10m
a) tìm độ cao cực đai( 11.8m)
b) ở độ cao nào thì thế năng bằng 1 nửa động năng?
c) tính vận tốc khi chạm đất
d) nếu lực cản không khí bằng 20% trọng lượng thì vật sẽ lún bao nhiêu cm khi rơi xuống đất

0 bình luận về “4. một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6m/s ở độ cao 10m a) tìm độ cao cực đai( 11.8m) b) ở độ cao nào thì thế năng bằng 1 nửa động năng?”

  1. CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!!!!!!!!!

    Đáp án:

    $a) h_{max} = 11,8 (m)$

    $b) h_1 = \dfrac{59}{15} (m)$

    $c) v = 2\sqrt{59} (m)$

    $d)$ `x = {25(F_c’ – 10m)}/{23m} (cm)`

    Giải thích các bước giải:

            $v_0 = 6 (m/s)$

            $h_0 = 10 (m)$

            $g = 10 (m/s^2)$

    Chọn gốc thế năng tại mặt đất.

    $a)$

    Cơ năng của vật khi vừa được ném lên là:

            `W = mgh_0 + 1/2 mv_0^2`

                `= m.10.10 + 1/2 m.6^2 = 118m`

    Cơ năng của vật ở độ cao cực đại là:

            `W = mgh_{max}`

    `<=> 118m = m.10.h_{max}`

    `<=> h_{max} = 11,8 (m)`

    $b)$

    Ở độ cao $h_1$ thì thế năng bằng một nửa động năng.

    $\to$ `W_{t1} = 1/2 W_{đ1}`

    $\to$ `W_{t1} = mgh_1 = W/3 = {mgh_{max}}/3`

    `<=> h_1 = h_{max}/3 = {11,8}/3 = 59/15 (m)`

    $c)$

    Ngay trước khi vật chạm đất với vận tốc `v`, ta có:

            `W = 1/2 mv^2`

    `<=> 118m = 1/2 mv^2`

    `<=> v = \sqrt{2.118} = 2\sqrt{59}` $(m/s)$

    $d)$

    Khi có lực cản không khí:

            `F_c = 20%P = 0,2mg = 0,2m.10 = 2m (N)`

    Khi vật vừa được ném lên đến khi đạt độ cao cực đại $h_2 (m)$.

    Áp dụng định lí động năng:

            `- 1/2 mv_0^2 = A_{P1} + A_{Fc1}`

    `<=> – 1/2 m.6^2 = – (mg + F_c)(h_2 – h_0)`

    `<=> 18m = (10m + 2m)(h_2 – 10)`

    `<=> h_2 = 11,5 (m)`

    Khi vật đạt độ cao cực đại và rơi xuống chạm đất với vận tốc $v’.$

    Áp dụng định lí động năng:

            `1/2 mv’^2 = A_{P2} + A_{Fc2}`

                          `= (mg – F_c)h_2`

                          `= (10m – 2m).11,5 = 92m`

    Khi vật rơi xuống đất và lún xuống đất $x (cm)$.

    Mặt đất có lực cản là $F_c’ (N).$

    Áp dụng định lí động năng:

            `- 1/2 mv^2 = (mg – F_c’)x`

    `<=> – 92m = (10m – F_c’)x`

    `<=> x = {F_c’ – 10m}/{92m} (m) = {25(F_c’ – 10m)}/{23m} (cm)`

    Bình luận

Viết một bình luận