4. Vì sao các quan lại sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX 5. Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX thông

4. Vì sao các quan lại sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX
5. Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX thông thực hiện được

0 bình luận về “4. Vì sao các quan lại sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX 5. Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX thông”

  1. Câu 4: 

    Các quan lại sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX vì

    – Tình trạng đất nước ngày một nguy khốn: kinh tế, chính trị ngày càng rối ren.

    – Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.

    Câu 5:

    Lý do Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX không thực hiện được là:

    Đề nghị cải cách có hạn:

    + Mang tính chất rời rạc.

    + Chưa xuất phát từ vấn đề cơ bản: giải quyết mâu thuẫn

         – Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược

         – Giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

    Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt việc cải cách.

    Bình luận
  2. 4

    – Vào cuối thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm cả nước ta. Trong khi đó, triều đình Huế tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời khiến cho kinh tế xã hội Việt nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

    – Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục ruỗng; nông nghiệp, thủ công nghiêp, thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

    – Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu – Mĩ và thành tựu của nền văn hoá phương Tây. Một số quan lại sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa… của nhà nước phong kiến. Trong bối cảnh đó trào lưu cải cách duy tân ra đời.

    5

    – Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.

    – Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.

    #không chép mạng ,xin 5* và hay nhất

    Bình luận

Viết một bình luận