6.22.a. Trong trường hợp dưới đây, trường hợp không sử dụng các máy cơ đơn giản? A. Dùng tấm ván đặt nghiêng để đưa thùng hàng lên ô tô tải.

6.22.a. Trong trường hợp dưới đây, trường hợp không sử dụng các máy cơ đơn giản?
A. Dùng tấm ván đặt nghiêng để đưa thùng hàng lên ô tô tải.
B. Dùng tời để kéo xô vữa lên cao.
C. Dùng kéo để cắt một miếng tôn mỏng.
D. Dùng tay để kéo một gầu nước từ dưới giếng lên.
6.22.b. Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là ứng dụng của máy cơ đơn giản?
A. Búa nhổ đinh
B. Kìm điện.
C. Kéo cắt giấy.
D. con dao thái.
6.22.c. Trong các kết luận dưới đây, kết luận nào là không đúng?
A. Đường ngoằn ngèo lên dốc là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng.
B. tời múc nước là ứng dụng của ròng rọc.
C. cần múc nước là ứng dụng của đòn bẩy.
D. cầu thang máy là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng.
6.22.d. Lấy ví dụ trong thực tế có ứng dụng mặt phẳng nghiêng.
6.22.e. Lấy ví dụ trong thực tế có sử dụng nguyên tắc đòn bẩy.
6.22.g. Lấy ví dụ trong thực tế có ứng dụng ròng rọc.
6.23.a. Tác dụng của máy cơ đơn giản là
A. để vận chuyển các vật to.
B. để hoàn thành công việc nhanh hơn.
C. để thực hiện công việc dễ dàng hơn.
D. để thực hiện công việc nhiều hơn.
6.23.b. Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao, so với cách kéo trực tiếp vật lên thì khi sử dụng mặt phẳng nghiêng ta có thể
A. kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
B. làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.
C. làm giảm trọng lượng của vật.
D. làm tăng độ lớn của lực tác dụng vào vật.
6.23.c. Hệ thống ròng rọc như hình vẽ có tác dụng
A. đổi hướng của lực kéo.
B. giảm độ lớn của lực kéo.
C. thay đổi trọng lượng của vật.
D. thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo.

NỘI DUNG VẬT LÍ 6: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT
TUẦN TỪ 24/2 ĐẾN 29/2
6.25.a. Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
C. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
D. Các chất khí khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau.
6.25.b. Một quả cầu bằng sắt được nối bằng một sợi dây kim loại, đầu còn lại của sợi dây gắn với một cán cầm cách nhiệt; một vòng khuyên bằng sắt được gắn với một cán cầm cách nhiệt. Thả quả cầu qua vòng khuyên, khi quả cầu chưa được nung nóng, thì quả cầu lọt khít qua vòng khuyên. Câu kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Khi quả cầu được nung nóng, thì quả cầu không thả lọt qua vòng khuyên.
B. Khi quả cầu đang nóng được làm lạnh, thì quả cầu thả lọt qua vòng khuyên.
C. Khi nung nóng vòng khuyên thì quả cầu không thả lọt qua vòng khuyên.
D. Khi làm lạnh vòng khuyên, thì quả cầu không thả lọt qua vòng khuyên.

6.26.a. Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm (….) trong các câu sau
a. Các chất rắn khác nhau …(1)… khác nhau.
b. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt …(2)…
c. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt …(3)…
d. Trong ba chất rắn, lỏng, khí, …(4)… nở vì nhiệt nhiều nhất, còn …(5)… nở vì nhiệt ít nhất.
6.26.b. Cho bảng ghi độ tăng chiều dài của một số thanh kim loại khác nhau có cùng chiều dài ban đầu 1m khi nhiệt độ tăng lên 50oC.

Nhôm 0,120 cm
Đồng 0,086 cm
Sắt 0,060 cm
Dựa vào bảng trên hãy so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn.

6.28.a. Giải thích tại sao trên đường xe lửa, chỗ nối các đường ray phải để cách nhau một khe hở?
6.27.b. Một thanh thép được đặt trên giá đỡ, một đầu thanh thép có ren vặn ốc và đầu kia có lỗ để cài chốt bằng gang. Lắp chốt ngang rồi vặn ốc siết chặt thanh thép vào giá đỡ. Khi chốt và ốc nằm trong giá đỡ, đốt nóng thanh thép bằng bông tẩm cồn, ta thấy
A. chốt gang bị gẫy.
B. thanh thép bị cong.
C. giá đỡ bị nghiêng
D. ốc bị tuột ra.
6.28.a. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng riêng của vật tăng.
B. Thể tích của vật tăng.
C. Khối lượng của vật tăng.
D. Cả thể tích và khối lượng riêng của vật đều tăng
6.28.b. Giải thích tại sao khi làm đường bê tông, ta không đổ liền thành một dải mà đổ thành các tấm tách biệt với nhau bằng những khe để trống?
6.28.c. Giải thích tại sao ở các cầu sắt người ta chỉ cố định một đầu cầu còn đầu kia để hở và gối lên một con lăn?

0 bình luận về “6.22.a. Trong trường hợp dưới đây, trường hợp không sử dụng các máy cơ đơn giản? A. Dùng tấm ván đặt nghiêng để đưa thùng hàng lên ô tô tải.”

  1. Đáp án:

     chúc bạn học tốt!!!!

    Giải thích các bước giải:

    1: D

    2: D

    3: A

    4: cầu thang máy là ứng dụng mặt phẳng nghiêng

    5: cái kéo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy

    6: tời múc nước là ứng dụng của rồng rọc

    7: C

    8: A

    9: D

    Đề 2

    25.a: D

    b: C

    26.b: Sự nở vì nhiệt của nhôm>đồng>sắt

    28.a: Vì khi tròi nóng nhiệt sinh ra thì đường ray sẽ nở ra

    nên phải có 1 khẽ hở để nó có chỗ ra

    27.b: B

    28.a:D

    28.b :Vì khi nở ra vì nhiệt đương bê tông có chỗ 

    dãn nở nên ngườ ta đổ có 1 khe hở trống

    c:như câu trên

    Bình luận

Viết một bình luận