6
Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
A:
Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến
B:
Cuộc khởi nghĩa diễn ra ở vùng rừng núi hiểm trở.
C:
So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp
D:
Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập
7
Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập?
A:
Hiệp ước Hác-măng (1883).
B:
Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
C:
Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
D:
Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
8
Quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta ở đâu ?
A:
Huế.
B:
Hà Nội.
C:
Đà Nẵng.
D:
Gia Định.
9
Năm 1904, Phan Bội Châu lập ra hội nào dưới đây ?
A:
Hội Duy Tân.
B:
Hội Nghiệp đoàn.
C:
Hội Khuyến Học.
D:
Hội Tao Đàn.
10
Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?
A:
Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.
B:
Thực hiện chính sách cải cách duy tân.
C:
Thực hiện chính sách ngoại giao mở cửa.
D:
Thực hiện chính sách cải cách kinh tế, xã hội.
11
Nội dung nào không phải là nguyên nhân thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam (1858)?
A:
Vì đánh Đà Nẵng để kết thúc chiến tranh ngay.
B:
Để làm căn cứ tấn công ra Huế buộc nhà Nguyễn đầu hàng
C:
Vì đây là nơi có nhiều giáo dân.
D:
Vì Đà Nẵng có vị trí thuận lợi gần kinh thành Huế.
12
Mục đích của Pháp trong việc mở trường học để làm gì?
A:
Khai minh nền văn hoá giáo dục Việt Nam.
B:
Do nhu cầu học tập của nhân dân – ngày một cao
C:
Phát triển nền giáo dục Việt Nam.
D:
Do nhu cầu học tập của con em quan chức và để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.
13
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX?
A:
Đã gây được tiếng vang lớn.
B:
Góp phần vào sự chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX.
C:
Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết thức thời.
D:
Đã làm thay đổi tư tưởng bảo thủ của vua quan nhà Nguyễn.
14
Cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nào?
A:
Chính trị.
B:
Kinh tế.
C:
Văn hóa.
D:
Xã hội.
15
Cuộc vân động Duy tân ở Trung Kì nổ ra đầu tiên ở tỉnh
A:
Nghệ An.
B:
Quảng Nam.
C:
Phan Thiết
D:
Hà Nội.
16
Ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đã khiến
A:
nhiều sĩ quan và binh lính Pháp quay súng ủng hộ nhân dân.
B:
quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kì.
C:
quân Pháp hoang mang, nhân dân lo sợ.
D:
quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc.
17
Nội dung cơ bản của “Chiếu Cần vương” là
A:
kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
B:
kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên giúp vua cứu nước.
C:
kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.
D:
kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.
18
Rạng sáng ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, thực hiện kế hoạch
A:
“đánh nhanh, thắng nhanh”.
B:
“đánh ăn chắc, tiến ăn chắc”.
C:
“chinh phục từng gói nhỏ”.
D:
“vừa đánh, vừa đàm”.
19
Để tăng cường lực lượng binh lính phục vụ chiến tranh, thực dân Pháp đã
A:
khuyến khích người dân tăng tỷ lệ sinh.
B:
tiến hành bắt lính.
C:
trả tiền cao để thanh niên hăng hái gia nhập quân ngũ.
D:
kêu gọi mọi người gia nhập quân đội.
20
Quân Pháp tấn công xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất dưới sự chỉ huy của
A:
Ri-v-ie.
B:
Gác-ni-ê.
C:
Giăng Đuy-puy.
D:
Giơ-nui-y.
21
Mục tiêu cứu nước của Phan Bội Châu
A:
Dựa Pháp giành độc lập.
B:
Cải cách và chống phong kiến.
C:
Chống phong kiến giành độc lập.
D:
Chống Pháp giành độc lập.
22
Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác so với các bậc tiền bối?
A:
Tìm cách chấn hưng dân khí để đuổi Pháp về nước.
B:
Sang Pháp tìm hiểu nước Pháp để về giúp đồng bào mình chống lại Pháp.
C:
Tìm sự trợ giúp của Nhật Bản để chống Pháp.
D:
Bất hợp tác với Pháp để Pháp tự động rút lui.
23
Sự kiện nào mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
A:
23 – 2 – 1861 Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa.
B:
31-8-1858, Liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
C:
17-2-1859, Pháp chiếm thành Gia Định.
D:
1-9-1858, Liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
24
Trận đánh của quân ta gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?
A:
Trận phục kích của quân ta và quân Cờ Đen ở cầu Giấy (Hà Nội).
B:
Trận đánh địch ở Thanh Hoá.
C:
Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội.
D:
Trận phục kích của quân ta ở ngoại thành Nội.
25
Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ?
A:
Vì họ bị địa chủ phong kiến bóc lột tàn bạo.
B:
Vì họ lương không đủ ăn.
C:
Vì họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột.
D:
Vì họ đòi cải thiện điều kiện việc làm và sinh hoạt.
1.A
2.C
3.C
4.A
5.A
6.C
7.D
8.C
9.B
10.B
11.C
12.A
Mình biết vậy thôi mong bạn thông cảm
6A
7C
8C
9A
10A
11A
12D
13D
14B
15B
16D
17A
18A
19B
20B
21D
22B
23D
24A
25C