8 “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai

8
“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.”
(Vượt thác, sgk Ngữ văn 6, tập2)
Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng phép so sánh?
Câu trả lời của bạn:
Năm lần.
Hai lần.
Ba lần.
Bốn lần.

0 bình luận về “8 “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai”

  1. Đáp án:

    Ba lần

    Giải thích:

    * Các câu văn so sánh đó là:

    Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”

    → Sử dụng 2 lần so sánh

    “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.”

    → Sử dụng 1 lần so sáng

    `=>` Tổng cộng đã sử dụng `3` lần phép so sánh.

    Bình luận
  2. Trong đoạn văn trên, tác giả đã 3 lần sử dụng phép so sánh. Đó là các câu :

    – Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

    – Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

    Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.”

    Bình luận

Viết một bình luận