9. Chỉ ra sự khác nhau của từ “biết bao” ở 2 câu sau: a. Biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc! b. Vinh quang biết bao người lính đã xả thân cho

9. Chỉ ra sự khác nhau của từ “biết bao” ở 2 câu sau:
a. Biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc!
b. Vinh quang biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc!
10. Chỉ ra câu đặc biệt trong những đoạn trích sau và nêu ý nghĩa của chúng.
a. Chợt ông lão lẵng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không thể cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. (Kim Lân, Làng)
b. Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc nhìn cô gái. Cô bất giác đỏ mặt lên.
– Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c. Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá, mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố […]. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thật xa…Rồi bỗng chốc, sau cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

0 bình luận về “9. Chỉ ra sự khác nhau của từ “biết bao” ở 2 câu sau: a. Biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc! b. Vinh quang biết bao người lính đã xả thân cho”

  1. 9. Có sự khác nhau đó bởi mỗi câu mang một giá trị biểu đạt nội dung , ý nghĩa khác nhau.

    – Ở câu a , câu văn mang giọng điệu xót thương trước sự ra đi của người lính đã hi sinh trên chiến trường.

    – Ở câu b , câu văn mang âm hưởng hào hùng, ngợi ca và thể hiện niềm tự hào, sự biết ơn của tác giả trước những hi sinh to lớn của người lính cho độc lập dân tộc.

    10. Câu đặc biệt trong từng đoạn trích:

    a, Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ…

    Ý nghĩa: Thành phần phụ ( bổ sung một số chi chi tiết cho nội dung chính của câu ) 

    b, Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi!

    Ý nghĩa: Bày tỏ cảm xúc bất ngờ của tác giả 

    c,

    – Hoa trong công viên. 

    – Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố.

    -Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu… 

    – Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. 

    Ý nghĩa: Làm câu văn trở nên phong phú hơn,bày tỏ được nỗi buồn, nuối tiếc của tác giả. 

    HỌC TỐT NHA !!! ~.~

    Bình luận
  2. 9. Chỉ ra sự khác nhau của từ “biết bao” ở 2 câu sau:
    a. Biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc!
    b. Vinh quang biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc! 

    → ” biết bao ” trong câu a mang ý nghĩa : chỉ số lượng ( rất nhiều người lính ) . Thể hiện niềm xót thương cho sự hi sinh của những người lính

                           trong câu b mang ý nghĩa : là từ cảm thán , bộc lộ cảm xúc ( cảm xúc vinh quang ) . Thể hiện sự tự hào trước những người lính đã hi sinh vì Tổ quốc
    10. Chỉ ra câu đặc biệt trong những đoạn trích sau và nêu ý nghĩa của chúng.
    a. Chợt ông lão lẵng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không thể cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch.    (Kim Lân, Làng)

    → Câu đặc biệt : ” Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. ” và ” Tiếng mụ chủ… “

    Ý nghĩa : thông báo về sự xuất hiện của sự vật , hiện tượng ( tiếng nói của mụ chủ nhà )
    b. Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc nhìn cô gái. Cô bất giác đỏ mặt lên.
    – Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
    (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

    → Câu đặc biệt : ” Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi ! “

    Ý nghĩa : thông báo về sự xuất hiện của sự vật , hiện tượng ( nhân vật anh thanh niên )
    c. Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá, mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố […]. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…
    Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thật xa…Rồi bỗng chốc, sau cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…
    (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

    → Câu đặc biệt : ” Hoa trong công viên. “

    ” Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. “

    ” Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu… “

    Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. “

    Ý nghĩa : liệt kê về sự xuất hiện của sự vật , hiện tượng ( hoa , quả bóng , tiếng rao , tất cả )

    Chúc bạn học tốt !

    Bình luận

Viết một bình luận